Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeGiải tríDu lịchẨm thực miền Trung, nét đặc trưng và hấp dẫn của các...

Ẩm thực miền Trung, nét đặc trưng và hấp dẫn của các món ngon miền Trung

5/5 - (3 bình chọn)

Miền Trung với đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết khắc nghiệt quanh năm đã tạo nên những nét đặc biệt trong tính cách và đời sống văn hóa của con người ở đây. Cùng với đời sống văn hóa đa dạng này, ẩm thực của người dân miền Trung cũng mang hương vị rất độc đáo, rất riêng biệt. Cùng Web Gia Đình khám phá những nét đặc trưng và hấp dẫn của ẩm thực nơi đây nhé!

Những nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung

Có thể thấy, ẩm thực miền Trung gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây. Chính những yếu tố khắc nghiệt của thời tiết và sự nghèo khó, gian khổ của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối rất lớn với ẩm thực của mảnh đất nắng, gió.

Mặt khác, những ưu ái ít ỏi của thiên nhiên dành cho miền Trung- rừng vàng, biển bạc cũng đã được người dân nơi đây tận dụng triệt để sáng tạo nên món ăn nức tiếng gần xa. Theo bà Nguyễn Thị Thảo – chuyên gia ẩm thực cho hay: với lợi thế sở hữu vùng bờ biển dài, hải sản rất tươi ngon nên hương vị của các món ăn bổ dưỡng và có sắc thái riêng.

Các món đặc sản miền Trung nức tiếng gần xa bởi vị đậm đà, cay nồng như nghĩa tình, dân giã và dung dị của con người. Nếu đã từng có cơ hội thưởng thức món ăn miền Trung thì bạn sẽ thấy những hương vị khác nhau. Tuy vậy, tựu chung lại thì chúng đều có cùng cách chế biến và thể hiện đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung có chiều sâu.

Người miền Trung rất thích ăn cay và vị hơi đậm một chút từ món canh đến món kho. Muối, củ nén, đậu phộng, riềng, tiêu và ớt… là những gia vị không thể thiếu làm nên hương vị món ăn đó. Ví như món mỳ Quảng mà không có những gia vị như trên trộn cùng thì sẽ không thể thành món mỳ Quảng nổi tiếng.

Món ngon mang đậm nét văn hóa ẩm thực miền Trung

Với những món đặc sản miền Trung vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi địa phương có cho mình những sản vật món ăn thơm ngon, hấp dẫn, góp phần tô điểm thêm nét đậm đà mang bản sắc riêng, hương vị riêng cho ẩm thực miền Trung mảnh đất cằn cỗi, đầy nắng và gió này.

1. Cao lầu

cao lầu- ẩm thực miền Trung

Nhắc đến ẩm thực miền Trung, ai cũng nhớ đến món Cao lầu nổi trứ danh. Được coi là niềm tự hào của ẩm thực nơi đây. Món ăn này đặc biệt từ tên gọi cho đến cách thức chế biến. Để có được sợi mì dai giòn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn; từ lúc ngâm gạo thơm trong nước tro, rồi lọc cho kỹ; xay gạo ra, bòng, rã cho ra nước, rồi lại nhồi; hấp nhiều lần nữa và cuối cùng đem phơi khô.

Những sợi mì tươi, điểm xuyết vài sợi mì khô chiên giòn; vài miếng thịt lợn thái lát mỏng, chan lên chút nước dùng ngon ngọt, đậm đà; ăn kèm với rau đắng, cải con hay húng lủi thì cứ gọi là ngon hết nấc.

2. Mì Quảng

Đây là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam. Đến miền Trung nắng gió mà không thử món này thì thật là đáng tiếc lắm đấy. Sẽ không khó để tìm thấy địa điểm ăn mì Quảng vì đâu đâu ở nơi này.

mỳ quảng- ẩm thực miền Trung

Từ trong ngõ ngách cho tới chợ búa, làng mạc, đến khu phố nhộn nhịp; người ta có thể dễ dàng thưởng thức được tô mì thơm ngon với tôm; thịt heo tươi thái lát hay thịt gà xé miếng nhỏ, vị beo béo của dầu; hương thơm của đậu phộng, nước lèo sánh; ngọt đủ thấm và không thể thiếu bánh đa vừng giòn ngậy ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, diếp cá, húng, rau mùi, bắp chuối,… Dù bận gì thì đã đến đây là phải thưởng thức bằng được món ăn tinh túy này nhé!

3. Bánh canh cá lóc

Một món ăn giải nhiệt ưa thích của người dân Quảng Trị. Với những nguyên liệu chính là bánh canh dai dai làm từ bột gạo lứt và gạo tẻ; thịt cá lóc được rim vàng ruộm sau khi đã luộc là lọc xương kỹ càng; qua bàn tay chế biển khéo léo, bạn sẽ có thể có ngay cho mình một tô bánh canh cá lóc dậy mùi thơm từ cá lóc; mùi hành lá thoang thoảng, mùi ớt bột cay nồng. Một mùi vị đậm đà đến khó quên.

4. Bún bò Huế

Bún bò đặc sản Huế nổi tiếng từ trong Nam ra tới ngoài Bắc. Bạn có thể thấy ở khắp nơi đều bán nhưng chỉ có ở xứ Huế mộng mơ bạn mới có thể cảm nhận hương vị trọn vẹn, đặc trưng nhất!

bún bò huế

Những sợi bún to, tròn, trắng trẻo điểm xuyết những lát thịt bò thăn; nước dùng ngọt thơm, đã ăn là sẽ nhớ mãi, không lẫn đi đâu được. Đây cũng là món ăn tốt cho sức khỏe và đem lại giá trị dinh dưỡng cao.

5.Cơm Hến

Nghe tên món ăn có vẻ dân dã nhưng khi thưởng thức nó thì bạn sẽ không thấy sự dân dã một chút nào hết mà thấy món ăn này mang đậm chất của ẩm thực miền Trung.

Hến được xào cùng với măng khô và thịt ba chỉ đã cắt sợi, ăn kèm với đậu phộng; mè rang, ruốc sống,tóp mỡ, da heo chiên giòn. Bánh tráng nướng bóp vụn ra và không thể thiếu nước luộc hến nóng hổi; có thêm chút gừng giã nhuyễn tạo độ thơm; chan cùng với cơm hến tạo vị ngon ngọt khi ăn.

Đặc biệt món này ăn rất cay, vừa ăn miệng vừa xuýt xoa vì cay nhưng với người dân nơi đây thì vị cay đó mới thấm; mới thưởng thức hết được hương vị thơm ngon của món ăn này.

6. Cơm gà Tam Kỳ

Ngoài món mì Quảng trứ danh thì Quảng Nam còn được biết đến với món cơm gà Tam Kỳ nổi tiếng không kém. Đây cũng là một trong các món ăn đặc sản miền Trung không thể không thử.

Cơm gà ngon khi miếng thịt gà được lấy từ chính những con gà ta thả vườn tại Tam Kỳ và cơm phải được nấu từ loại gạo lúa mới thì cơm mới ngon, dẻo và thơm. Bên cạnh 2 nguyên liệu chủ chốt; sắc vàng từ bột nghệ khi cho vào lúc nấu cơm; sắc đỏ từ những lát cà chua; sắc xanh từ miếng dưa leo hòa quyện với nhau; ăn cùng nước mắm tỏi, ớt thì đúng là tuyệt ngon luôn đó.

7. Bánh canh hẹ

Bánh canh hẹ là món ăn đặc sản của xứ Nẫu (Phú Yên). Tuy đơn giản nhưng món ăn này lại rất được lòng người dân và du khách. Nghe cái tên là biết món ăn sẽ nổi bật bởi màu xanh mát của hẹ; ngoài ra chắc chắn có những sợi bánh nhỏ có độ dai mềm dẻo nhất định; những miếng chả cá được hấp chín và chiên vàng thơm ngon.

Đặc biệt là nước lèo được nấu từ cá tươi; có vị ngọt đậm đà tự nhiên chứ không béo và dễ ngán như nấu từ xương heo đâu. Ghé đến xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh” thì hãy thưởng thức một tô bánh canh hẹ để không bị nuối tiếc nha!

8. Gỏi cá mai

Cá mai có rất nhiều và lại cực dễ bắt ở biển Ninh Thuận. Để có món gỏi cá mai thơm ngon cho khách thưởng thức thì cá mai sẽ được rút xương (mặc dù cá mai chỉ bé như cá cơm thôi)

gỏi cá mai - ẩm thực miền trung

Dùng giấy thấm cho thật khô từng con, tái chín bằng cách vắt chanh. Cho giấm, me vào, sau đó rắc lên một lớp thính, cho cà rốt thái sơn, rau rau răm thái nhỏ, đậu phộng rang, hành tây thái lát mỏng, húng lủi và rưới thêm một chút nước mắm tỏi ớt là có món gỏi cá mai tuyệt vời rồi, nghe thôi mà thấy nước miếng sắp ứa ra ngoài đây nè.

9. Bún cá dầm

Đến với thành phố biển Nha Trang mà bạn chưa một lần nếm thử món ăn này thì hành trình khám phá chưa thể trọn vẹn được.

Một tô bún cá dầm đặc sản Nha Trang chắc chắn không thể thiếu bún và chả cá rồi, có thêm vài lát cà chua, vài cọng hành thơm, ăn cùng rau xà lách, bắp chuối,… và chan nước lèo được nấu từ cá ngừ hoặc cá bò ngọt vị thì mới chuẩn bún cá dầm Nha Trang chính hiệu. Ai đã từng thưởng thức rồi thì khó mà quên được hương vị đặc trưng của món ăn này đâu.

10. Bánh đập

bánh đập

Bạn sẽ bắt gặp ở những gánh hàng rong hay chợ huyện dọc các tỉnh thành miền Trung. Món ăn dân dã đậm chất thôn quê này là trở thành món ăn không thể thiếu mang nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung.

Bánh đập thực ra là sự kết hợp thú vị của bánh tráng nướng và bánh ướt; ăn cùng với thịt luộc, thịt nướng hoặc lòng lợn,… Chấm miếng bánh đập vào chén mắm cay đặc trưng nơi đây. Cảm nhận vị mềm mềm của bánh ướt; vị giòn giòn của bánh tráng nướng, vị ngon ngọt; thơm thơm của thịt sẽ đem lại cảm giác thích thú vô cùng; khi ăn bạn chỉ muốn ăn mãi không dừng lại thôi đó.

11.Bánh căn

Những chiếc bánh căn Việt Nam được làm bằng bột gạo. Chúng được chế biến trên các vỉ nướng ngoài trời được trang bị khuôn bánh căn bằng đất nung chuyên dụng.

Hỗn hợp được đổ vào khuôn, sau đó đổ bánh tôm và hành lá; có thể thay bằng nhân thịt lợn hoặc trứng cút tùy ý.

bánh căn

Bánh căn là món ăn miền Trung thường được ăn kèm với nước mắm và các loại rau thơm. Không rõ loại bánh này xuất hiện lần đầu tiên từ khi nào; nhưng nguồn gốc của chúng được cho là từ tỉnh Ninh Thuận; mặc dù nó được phổ biến và có thể tìm ăn khắp Nam Trung Bộ.

12. Bánh bột lọc

Những chiếc bánh bột lọc có hình trong suốt được chế biến từ bột sắn; một vài nơi thêm chút bột năng; và nhân bên trong được làm từ tôm kết hợp với thịt lợn băm.

Món ngon miền trung này có thể được luộc chín luôn; hoặc gói trong lá chuối để hấp chín. Theo truyền thống, chúng được ăn kèm với các loại nước chấm và một chút rau sống.

13. Bánh bèo

bánh bèo

Bánh bèo là một loại bánh hấp đặc trưng cho ẩm thực miền Trung. Đây là món ăn dễ làm được chế biến từ các nguyên liệu chính như: bột gạo, nước mắm ớt xanh, tôm hoặc thịt lợn. Ngoài ra, có thể thêm mì, lạc rang hoặc hành phi vào bánh để tăng hương vị

Mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung không thể thiếu món gì?

Ở miền Bắc đón xuân bằng cành hoa đào, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành…thì miền Trung cũng náo nức đón xuân với cành mai vàng, bánh tét, nem chua, thịt giấm…

1. Bánh tét

Món ăn truyền thống trong ngày tết ở miền trung là bánh tét. Một món bánh trang trọng, không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết mà mang đậm nét văn hóa ẩm thực miền Trung. Bánh tét có màu xanh thẫm với mùi hương của nếp cái. Bánh được gói như bánh chưng ngoài bắc nhân bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh sau đó gói bằng lá chuối xanh với hình trụ dài.

bánh tét - ẩm thực miền Trung

Những lát bánh tét có phần vỏ săn chắc, nhân đậu xanh; thịt mỡ luôn có mặt trong các bữa ăn ngày Tết của người miền Trung. Bánh Tét ở miền Trung rất mộc mạc, đơn giản. Nhờ vào sự đơn giản này mà người ăn có thể cảm nhận rõ hơn vị ngon thấm thía của từng nguyên liệu. Bánh Tét thường ăn kèm dưa món. Sau Tết, những đòn bánh Tét thừa thường được chiên giòn lên ăn, rất ngon lành.

2. Bánh tổ

Bánh Tổ là món bánh truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến xuân về của người miền Trung. Từng chiếc bánh được gói trong lá chuối nên mang đậm hương vị dân dã, bánh vừa dẻo, thơm ngọt cay cay vị gừng. Nếu bạn từng được nếm thử thực sự sẽ rất khó quên.

3. Nem chua

nem chua

Riêng với người miền Trung thì đây là món ăn truyền thống lâu đời, nổi tiếng nhất là những hàng nem ở phố cổ Đông Ba. Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn với bì heo cùng gia vị, tỏi, lá đinh lăng rồi ủ chua cho lên men đến chín là ăn được. Những miếng nem có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.

4. Giò bò tiêu sọ

Giò bò hay còn gọi là chả bò là món ăn đặc sản nổi tiếng trong danh sách ẩm thực của người miền Trung. Thịt bò xay mịn, đậm đà cả về hương vị lẫn màu sắc; những miếng giò săn chắc dai ngon được hòa quyện với vị cay của tiêu; vị thơm nồng của tỏi cùng một số gia vị khác đã tạo nên hương vị đặc trưng của Giò bò (chả bò).

Chính những yếu tố đó đã tạo nên Giò bò (chả bò) một món ăn được ưa chuộng vào ngày tết.Với cách bảo quản dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị chỉ cần bỏ vào ngăn mát tủ lạnh nên nhà nào cũng có 1 – 2kg để sẵn mỗi khi có khách đến chúc tết là có thể sử dụng được ngay và uống cùng nhau chén rượu ly bia thì ngày tết càng thêm vui mặn nồng

5. Tôm chua

tôm chua - ẩm thực miền trung

Khúc ruột miền Trung khô cằn sỏi đá nhưng vùng đất này cũng chính là nơi sản sinh ra nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Trong những ngày tết, nếu bạn đã quá ngán với những món ăn nhiều dầu mỡ thì tôm chua – món ngon ngày tết miền Trung sẽ là lựa chọn thú vị dành cho bạn.

Món ăn có thể tìm thấy ở các siêu thị và nhiều vùng miền, song ngon trứ danh lại phải kể đến tôm chua xứ Huế. Mọi dịp lễ, Tết, người dân xứ Huế thường ăn tôm chua kèm cơm nóng, các loại gỏi cuốn hoặc chấm thịt heo luộc thái mỏng.

6. Dưa củ kiệu

Dưa kiệu là món không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Trung, thiếu nó bánh tét, bánh chưng không còn tròn vị. Vào tháng Chạp, củ kiệu bắt đầu theo những chiếc xe, thúng gánh đến với những phiên chợ cuối cùng trong năm. Muốn làm được dưa kiệu ngon, phải lựa kiệu sẻ vì tuy thời gian ngâm thấm hơi lâu nhưng bù lại sẽ giòn, ngon hơn.

7. Thịt lợn ngâm nước mắm

thịt lợn ngâm mắm

Món ăn phổ biến trong bữa ăn hằng ngày và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Món ăn này cầu kỳ, tốn nhiều thời gian chế biến nhưng đậm đà, ngon cơm.

Thịt lợn ba chỉ, hoặc thịt chân giò mua về được ướp với nước mắm, gia vị khác, để vào lọ khoảng một tháng. Sau đó, người nội trợ lấy thịt ra, cuộn tròn tảng thịt lại, dùng lạt bó chặt để trong tủ lạnh một tuần.

Lời kết

Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung thật đặc biệt và khác với những vùng miền khác phải không nào. Nếu có dịp đến miền Trung, hãy nếm thử hết những món đặc sắc nhất của nơi đây, chắc chắn bạn sẽ phải nhớ hoài cái dư vị tuyệt vời đó.

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT