Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeBệnh & triệu chứngÁp Xe Amidan là gì? Triệu chứng, điều trị và các biến...

Áp Xe Amidan là gì? Triệu chứng, điều trị và các biến chứng nguy hiểm

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn, tuy nhiên bệnh không hề đơn giản. Nếu không điều trị sớm và triệt để, bệnh có thể dẫn tới biến chứng áp xe amidan – tình trạng viêm tấy, hóa mủ ở tổ chức nằm quanh amidan. Vậy áp xe Amidan có nguy hiểm không? Triệu chứng, biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Áp Xe quanh Amidan là gì?

Áp xe amidan là tình trạng viêm tấy đỏ, hóa mủ thành các tổ chức nằm xung quanh amidan. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu và vi khuẩn kị khí.

áp xe quanh amidan

Đối tượng hay gặp nhất là trẻ em, thanh thiếu niên và thời điểm dễ nhiễm bệnh là vào đầu hoặc cuối mùa đông. Bởi đây là mùa cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, làm dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm họng hạt hoặc viêm amidan.

Triệu chứng và dấu hiệu

Viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính, viêm amidan hốc mủ khi không được điều trị triệt để, lâu dài làm dẫn đến áp xe amidan. Đặc điểm nhận biết áp xe amidan cũng tương tự như biểu hiện của viêm amidan thông thường và viêm họng hạt và để phân biệt được áp xe amidan chúng ta dựa vào các triệu chứng sau:

  •  Sốt từ 38 – 39 độ C, mạch nhanh.
  •  Tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường.
  •  Cảm giác đau, rát vùng họng.
  •  Đau họng lan lên tai.
  •  Nổi hạch góc hàm.
  •  Há miệng khó khăn kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.
  •  Môi khô, lưỡi trắng, mệt mỏi.
  •  Giọng nói thay đổi do amidan sưng to, eo họng bị thu hẹp.

Để có thể chẩn đoán áp xe amidan một cách chính xác, ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được làm xét nghiệm vi sinh chất nhầy họng và trích mủ ở ổ áp xe, tìm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, bác sĩ có cơ sở lên phác đồ kháng sinh, xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh nhằm điều trị áp xe amidan hiệu quả nhất.

Áp xe quanh amidan khi nào cần đến gặp bác sĩ?

  • Khi có triệu chứng đau họng và sốt, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để kiểm tra xem có bị áp xe quanh amidan hay không.
  • Nếu bạn bị đau họng và khó nuốt, khó thở, khó nói, chảy nước dãi hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác, bạn nên đến bệnh viện gần nhất.
  • Tuyệt đối không tự ý điều trị áp xe quanh amidan tại nhà.

Nguyên nhân gây ra Áp Xe Amidan

Nguyên nhân hay gặp của áp-xe quanh amiđan là do viêm amiđan cấp mủ không được điều trị hoặc vì độc tố vi khuẩn cao hoặc do vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh mà người bệnh sử dụng. Vi khuẩn gây áp-xe quanh amiđan được xác định khi lấy mủ của khối áp-xe đi nuôi cấy.

triệu chứng áp xe amidan

Người ta thấy sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh trong những trường hợp này là tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, vi khuẩn kị khí và ái khí, trong đó có liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Viêm amiđan lại là loại bệnh hay gặp trong giai đoạn chuyển mùa, do đó kéo theo sự gia tăng của áp-xe quanh amiđan khi thời tiết thay đổi.

Viêm amiđan là nhóm bệnh hay gặp, đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng, tỷ lệ viêm amiđan chiếm khoảng 10% dân số. Bệnh biểu hiện cấp tính hay mạn tính, tuy nhiên đây là bệnh rất hay tái phát và có thể gây các biến chứng nguy hiểm, nhất là trong các đợt cấp, mà áp-xe quanh amiđan là một trong số các biến chứng đó.

Các phương pháp chuẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán áp xe quanh Amidan, bác sĩ thường kiểm tra tình trạng họng, miệng và cổ. Áp xe rất dễ chẩn đoán nếu ổ áp xe đủ lớn để nhìn thấy.

Bác sĩ có thể nhìn vào miệng, cổ họng bằng mắt thường để đánh giá tình trạng cổ họng. Thông thường sưng và đỏ ở một bên Amidan là dấu hiệu của áp xe. Đôi khi bác sĩ cũng có thể ấn nhẹ vào Amidan để phát hiện mủ hoặc dấu hiệu nhiễm trùng ở Amidan.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang, CT scan hoặc siêu âm để kiểm tra các bệnh lý đường hô hấp trên khác như viêm nắp thanh quản, áp xe màng phổi, viêm mô tế bào Amidan,…
  • Xét nghiệm virus để kiểm tra dấu hiệu bệnh bạch cầu đơn nhân. Một số chuyên gia cho rằng virus Momo (gây bệnh bạch cầu đơn nhân) có thể liên quan đến 20% các trường hợp áp xe quanh Amidan.
  • Sinh thiết tế bào họng hoặc dịch từ ổ áp xe để xác định vi khuẩn.

Các phương pháp điều trị áp xe quanh Amidan

Áp xe quanh Amidan là một tình trạng cấp tính và cần điều trị kịp lúc để tránh gây nhiễm trùng toàn thân. Do đó, đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu hình thành áp xe. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

điều trị áp xe amidan
Điều trị áp xe amidan

1. Sử dụng thuốc điều trị

Áp xe Amidan thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Penicillin là loại kháng sinh phổ biến nhất thường được chỉ định cho các trường hợp áp xe.

Trong trường hợp người bệnh dị ứng với Penicillin; bác sĩ có thể lựa chọn các loại kháng sinh khác như Erythromycin hoặc Clindamycin.

Nếu tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm và áp xe thoát dịch tốt; người bệnh có thể không cần nằm viện. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc có các vấn đề y tế khác; như bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi thêm.

2. Chích rạch áp xe Amidan

Nếu ổ áp xe phát triển và có kích thước lớn; bác sĩ có thể dẫn lưu mủ để hỗ trợ hệ thống hô hấp của người bệnh. Nếu tình trạng áp xe nghiêm trọng; bác sĩ có thể đưa kim tiêm vào ổ áp xe và hút mủ ra bên ngoài.

Nếu tình trạng áp xe không gây nguy hiểm cho người bệnh; bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật chích rạch ổ áp xe không gây đau. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ (khoang miệng) hoặc tiêm thuốc tê vào Amidan. Nếu cần thiết bác sĩ có thể tiêm thuốc an thần và thuốc giảm đau; vào tĩnh mạch cánh tay sau đó tiến hành hút mủ áp xe.

Một số lựa chọn hút mủ áp xe quanh Amidan bao gồm:

  • Chọc hút mủ bằng kim tiêm sau đó rút mủ vào ống tiêm.
  • Rạch ổ áp xe bằng dao mổ để tạo một vết cắt nhỏ đủ để mủ có thể chảy ra bên ngoài.

3. Cắt Amidan

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị cắt Amidan. Thông thường thủ thuật dẫn lưu mủ không mang lại hiệu quả; ở những người bệnh viêm Amidan tái phát thường xuyên.

Phẫu thuật cắt Amidan thường được chỉ định cho tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn; viêm họng Strep hoặc viêm Amidan tái phát nhiều lần.

Biến chứng của Áp Xe Amidan

Bản chất áp xe amidan không hề nguy hiểm nếu nó được phát hiện; và chữa trị ngay từ đầu bằng phương pháp phù hợp. Việc làm đó sẽ khiến khối viêm tấy dần rút lui và biến mất. Ngược lại, khi điều trị bệnh muộn; chính người bệnh sẽ gặp nguy hiểm nếu khối áp xe bị vỡ.

biến chứng rất nguy hiểm
Bản chất áp xe amidan không hề nguy hiểm nếu nó được phát hiện và chữa trị ngay từ đầu bằng phương pháp phù hợp

Khối áp xe amidan thường dễ vỡ nhất trong khoảng 1 tuần; tính từ ngày nó hình thành và khi ấy nó tạo thành một hốc trong họng. Hốc này có thể tự lành nhưng cũng có thể tái phát. Người bị áp xe amidan khi không điều trị kịp thời thì việc trị bệnh sau đó; sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khối áp xe bị vỡ sẽ dễ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng như:

  • Xoang hang viêm tắc.
  • Thanh quản phù nề.
  • Nhiễm khuẩn huyết làm ảnh hưởng đến nội tạng, tâm thần rối loạn, khó thở,… nguy hiểm nhất là gây tử vong.
  • Tổn thương ở thành động mạch cảnh trong.
  • Áp xe lan vào phổi, trung thất,… nếu không cấp cứu kịp thời tính mạng sẽ bị đe dọa.

Cách phòng ngừa

Để tránh bị áp xe amidan, mỗi người trong chúng ta nên:

  •  Tích cực điều trị viêm amidan và các bệnh lý về amidan hiệu quả, dứt điểm.
  •  Ngay khi có triệu chứng đầu tiên của áp xe amidan cần thăm khám; để có biện pháp trị bệnh từ đầu
  •  Tuân thủ chỉ định điều trị viêm amidan của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
  •  Có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp vitamin; và khoáng chất cho cơ thể.
  •  Luôn giữ gìn vệ sinh mũi họng tốt bằng cách hàng ngày súc miệng bằng dung dịch súc miệng hoặc nước muối sinh lý.
  •  Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải các loại bụi bẩn có trong môi trường và không khí.
  •  Tránh xa môi trường ô nhiễm và nhiều hóa chất độc hại.
  •  Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cá nhân và xung quanh mình.
  •  Khi thời tiết chuyển mùa cần giữ ấm cổ chân, cổ tay,…
  •  Vận động thể thao để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.

Lời kết

Nhìn chung, áp xe amidan là bệnh lý có nguy cơ cao ở những người bị viêm amidan hốc mủ hoặc có tiền sử với bệnh viêm amidan. Vì thế, những người từng mắc bệnh này nên chủ động điều trị bệnh tích cực để ngăn ngừa tái phát liên tục và khi có triệu chứng áp xe amidan như đã nói đến ở trên hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn: Dấu hiệu, nguyên nhân và những sai lầm thường gặp

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT