Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeLàm đẹpChăm sóc daCấu Trúc Da Và 6 Bước Hoàn Hảo Cho Làn Da Không...

Cấu Trúc Da Và 6 Bước Hoàn Hảo Cho Làn Da Không Tì Vết

5/5 - (3 bình chọn)

Khi nói về một làn da đẹp, cấu trúc da có thể không phải là điều bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên. Nhưng hóa ra, cấu trúc da của bạn là điều cần thiết để có được làn da hoàn hảo. Cùng Web Gia Đình tìm hiểu các bước giúp cải thiện cấu trúc làn da nhé!

Cấu trúc da là gì?

Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính: biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Mỗi lớp lại có nhiều lớp thay thế. Các thành phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, bã nhờ cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

Cấu tạo da
Làn da gồm 3 lớp chính là biểu bì, hạ bì và mô dưới da

1. Biểu bì

Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được. Lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn, tránh các chất lỏng cần thiết. Biểu bì bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở trong lớp đi cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó giúp chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình sừng hóa, khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.

  • Lớp đáy: là lớp trong cùng của các biểu bì nơi các tế bào keratinocytes được sản sinh.
  • Lớp tế bào gai: Là lớp dày nhất gồm các tế bào nằm chồng lên nhau và liên kết với nhau một cách chặt chẽ bởi cầu nối hóa học nên gọi là lớp Malpigi
  • Lớp hạt: Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  • Lớp bóng: Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được
  • Lớp sừng: Là lớp ngoài cùng của biểu bì. Trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.

Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này thì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh. Chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô và sần sùi hơn.

2. Lớp hạ bì ( hay lớp mô mạch liên kết)

Lớp hạ bì dày, đàn hồi, là lớp giữa của da và bao gồm 2 lớp:

  • Lớp đáy: là vùng rộng và dày, nơi tiếp giáp với hạ bì.
  • Lớp lưới: được định dạng hình làn sóng và tiếp xúc với biểu bì

Phần cấu trúc của lớp hạ bì là sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết giúp cho làn da khỏe mạnh, linh hoạt hơn. Cấu trúc này thì gắn kết chặt với một chất như gel, có khả năng cao trong việc liên kết với phân tử nước giúp duy trì được thể tích của da.

Lớp hạ bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng lớp ngoài cùng.

Hạ bì còn là nơi có các cơ quan như mao mạch bạch huyết, cơ quan cảm nhận cảm giác, chân tóc (nơi tóc được phát triển)

3. Mô dưới da (hay lớp mỡ dưới da)

Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. Chúng bao gồm:

Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau như một lớp đệm.

Các sợi collagen đặc biệt ( được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết với nhau.

Các mạch máu: số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da thì khác nhau ở các vùng trên cơ thể. Hơn nữa sự hình thành các tế bào này cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ, cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da.

Làn da có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi chúng ta. Một làn da khỏe và hoạt động tốt với thế giới môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể và là sự bảo vệ cơ thể đầu tiên. Bởi chăm sóc để có làn da khỏe mạnh là chăm sóc chích sức khỏe của bạn vì thế hãy hiểu về cấu trúc da vai trò của da để biết cách chăm sóc da tốt hơn. Chúc bạn có một làn da khỏe mạnh và tươi trẻ.

Chức năng của cấu trúc da

Da là bộ phân tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều nhất trong cơ thể. Nó không chỉ là vỏ bọc bên ngoài cơ thể mà cấu trúc da còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.

  • Bảo vệ các cơ quan như: Thần kinh, mạch máu, xương, nội tạng trước các yếu tố có hại về sinh học, cơ học, hóa học và vật lý. Cấu trúc da hình thành từ các sợi collagen có tính chất đàn hồi giúp da chịu được những áp lực đặt lên da.
  • Bài tiết: Tùy vào cơ địa mà tuyến mồ hôi bài tiết với cường độ khác nhau để điều hòa thân nhiệt và đào thải độc tố cho cơ thể.
  • Miễn dịch: trong cấu trúc da có các tế bào langerhan giúp kháng khuẩn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Điều hòa thân nhiệt
  • Dự trữ nước
  • Cảm giác: Da là 1 trong 5 giác quan của con người. Da có khả năng nhạy cảm với nhiều áp lực, tiếp xúc, nhiệt độ và đau.
  • Tổng hợp vitamin D.

Các bước để cải thiện cấu trúc da

Sau đây là 6 bước để cải thiện cấu trúc làn da của bạn. Nếu bạn muốn một làn da không tỳ vết thì hãy áp dụng chúng nhé.

1. Cải thiện cấu trúc da bằng cách uống đủ nước

Cải thiện kết cấu da có thể đơn giản như duy trì độ ẩm suốt cả ngày. Vì độ ẩm sẽ giúp da mịn màng hơn. Da được dưỡng ẩm cũng có xu hướng giảm bớt sự xuất hiện tình trạng da bị xỉn màu. Một triệu chứng phổ biến của kết cấu không đồng đều

Uống đủ nước
Cải thiện cấu trúc da bằng cách uống đủ nước

2. Tẩy tế bào chết cho da

Rửa sạch những tế bào da chết trên da là điều cần thiết để cải thiện cấu trúc da. Do đó, mỗi tuần một đến hai lần, bạn nên tẩy tế bào chết. Có thể được thực hiện bằng máy rửa mặt hoặc khăn rửa mặt hàng ngày. Quan trọng là tìm một sản phẩm tẩy da chết không quá mạnh trên da của bạn. Vì các chất tẩy có thể gây ra các vết xước nhỏ và khiến da sản xuất dầu thừa.

Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết cho da – điều cần thiết để cải thiện cấu trúc da

3. Sử dụng tẩy da chết hóa học

Hãy thử một liệu trình tại nhà có các thành phần bạn cần để tẩy đi các tế bào chết. Ví dụ như AHA, thành phần này có các enzym làm sáng da cũng như giúp loại bỏ tế bào chết. Bắt đầu sử dụng những sản phẩm này mỗi tuần một lần.Điều chỉnh cường độ cũng như nồng độ nếu cần thiết.

4. Sử dụng loại dầu dưỡng da mặt

Mặc dù nghe có vẻ phản tác dụng, nhưng sử dụng dầu dưỡng da mặt thực sự có thể giúp da không sản xuất quá nhiều dầu. Do dầu dưỡng da cung cấp đủ độ ẩm cho da. Khiến da không phải sản xuất dầu quá nhiều để cân bằng độ ẩm.

Dầu dưỡng da mặt
Dầu dưỡng da mặt – cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da thêm rạng rỡ

Hãy tìm loại có chứa chất chống oxy hóa để chống lại tác hại các chất ô nhiễm môi trường. Đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da thêm rạng rỡ.

5. Cải thiện cấu trúc da nhờ vitamin C

Vitamin C là một thành phần cần có để bảo vệ cấu trúc da của bạn. Chống lại các gốc tự do trong môi trường. Các gốc tự do được biết đến như là nguyên nhân dẫn đến làn da không đều màu. Vitamin C cũng sẽ giúp tăng độ sáng của da. Đồng thời làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Cải thiện cấu trúc da nhờ vitamin C
Cải thiện cấu trúc da nhờ vitamin C

6. Đừng bao giờ quên thoa kem chống nắng

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Vì cấu trúc da không đồng đều thường do tác hại của ánh nắng mặt trời. Nên hãy nhớ thoa kem chống nắng mỗi ngày. Các loại kem chống nắng cho da mặt ngày nay đều có thể dùng khi trang điểm.

Kem chống nắng
Đừng bao giờ quên thoa kem chống nắng bởi nó cực kỳ quan trọng

Lời kết

Mặc dù với chế độ chăm sóc da, mục tiêu của bạn chắc chắn sẽ giúp giữ cho làn da của bạn mềm mịn. Nhưng có rất nhiều yếu tố khác có thể tạo ra hoặc phá vỡ mục tiêu chăm sóc da của bạn. Vì vậy, Web Gia Đình đã giúp bạn tổng hợp các phương pháp để có thể cải thiện tình trạng và cấu trúc da của mình. Chúc bạn mau có được làn da đẹp không tì vết!

Làm Đẹp
Làm Đẹphttps://webgiadinh.vn/lam-dep/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT