Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeChỉ Số BMI Là Gì? Cách Đo Và Tính Chỉ Số BMI...

Chỉ Số BMI Là Gì? Cách Đo Và Tính Chỉ Số BMI Chuẩn Nhất

5/5 - (3 bình chọn)

Chỉ số BMI giúp bạn xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và ở mức độ như thế nào. BMI được tính căn cứ trên số liệu về chiều cao và cân nặng của cơ thể. Khi biết được chỉ số khối của bản thân, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng- thường được biết đến với tên viết tắt BMI theo tên tiếng Anh body mass index, là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số.

Công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI

chỉ số khối của cơ thể
BMI – chỉ số khối của cơ thể.

BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Dựa vào BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.

Tính BMI qua đánh giá tỷ lệ vòng eo/hông

Để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể có thể sử dụng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio WHR)

WHR = [Vòng eo (cm)] / [ Vòng mông (cm)]

Trong đó: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông

Chỉ số WHR của nam giới nên từ 0,95 trở xuống, còn nữ giới nên từ 0,85 trở xuống.

Chỉ số WHR là công cụ hữu ích giúp hỗ trợ cho chỉ số BMI. Vì chỉ số khố cơ thể chỉ có thể phân loại mức độ gầy béo dựa vào tương quan giữa chiều cao và cân nặng; không thể phản ánh được sự phân bố mỡ trong cơ thể. Chất béo tập trung nhiều ở vùng bụng và eo cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường; rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu,… Dựa vào vị trí phân bố mỡ trên cơ thể, có các dạng béo phì sau:

  • Nếu mỡ phân bố đều toàn thân thì được gọi là béo phì toàn thân.
  • Nếu mỡ tập trung nhiều vùng bụng và eo: là tạng người có dạng “quả trứng”. Đây là kiểu béo phì “trung tâm” hay béo phì “phần trên”. Người béo phì kiểu này có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
  • Nếu mỡ tập trung nhiều ở vùng quanh mông, đùi và háng: đây gọi là kiểu béo phì dạng “quả lê” hay còn gọi là béo phì “phần thấp”. Người béo phì kiểu này có ít nguy cơ bệnh tật hơn so với kiểu béo phì trung tâm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI

Một số yếu tố ảnh hưởng đến BMI của bạn, bao gồm:

  • Lượng calo dư thừa: Cơ thể cần bổ sung đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên, calo khi dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Bổ sung quá nhiều calo sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Tuổi cao: Cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.
  • Yếu tố về gen: Một số trường hợp bị rối loạn di truyền, dẫn đến béo phì.
  • Quá trình mang thai: Trong thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ tăng cân. Sau khi sinh con, người phụ nữ thường không thể giảm cân về mức bình thường như trước khi mang thai.

Phân loại mức độ cơ thể sựa theo chỉ số BMI

1. Người lớn hơn 20 tuổi

  • Phân loại theo chỉ số BMI kiểu 1

BMI < 18: người gầy
BMI = 18,5 – 25: người bình thường
BMI = 25 – 30: người béo phì độ I
BMI = 30 – 40: người béo phì độ II
BMI > 40: người béo phì độ III

  • Phân loại theo chỉ số BMI kiểu 2

Đối với nam giới
BMI < 20: người dưới cân
20 <= BMI < 25: người bình thường
25 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì

Đối với nữ giới
BMI < 18: người dưới cân
18 <= BMI < 23: người bình thường
23 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì

2. Trẻ em 2-20 tuổi

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em được tính theo cách tương tự như đối với người lớn; nhưng sau đó so sánh với các giá trị tiêu biểu cho trẻ cùng giới, cùng độ tuổi. Thay vì so sánh với ngưỡng cố định cho trẻ; BMI được so sánh với tỷ lệ phần trăm đối với trẻ em cùng giới tính và tuổi tác.

  • Thiếu cân: nếu BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th)
  • Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85
  • Thừa cân: nếu  BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95
  • Béo phì: nếu BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95

>>> Mời bạn xem thêm: Bí quyết nuôi dưỡng con thông minh

Chỉ số BMI
Xác định được tình trạng cơ thể thông qua chỉ số khối.

Cách duy trì chỉ số BMI lý tưởng nhất

Để có được chỉ số Body Mass Index lý tưởng, chúng ta nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học dựa trên chỉ số BMI hiện tại của cơ thể. Bên cạnh đó, có thể tiến hành gặp bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn về tình trạng bản thân, hỗ trợ lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và chế độ tập luyện phù hợp. Kiên trì thực hiện những giải pháp được đưa ra sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt một chỉ số BMI như mong muốn.

Đối với người béo phì, có thể thực hiện giảm cân thông qua một số cách sau:

1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Cơ thể trong trạng thái thừa cân hoặc béo phì nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Thay vào đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số calo thấp và không qua chiên rán.

Ngoài ra, nên kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày sao cho số lượng Calo tiêu thụ lớn hơn số lượng Calo nạp vào.

2. Luyện tập thể dục hiệu quả

Qua một số thống kê cho thấy, người có có chỉ số BMI lý tưởng luôn dành từ 60 đến 90 phút hàng ngày để tập luyện các bài thể dục. Những bài tập có thể được chia nhỏ trong ngày, kéo dài từ 20 đến 30 phút cho mỗi lần tập. Việc duy trì thói quen đều đặn này sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng.

Cùng với tác dụng giảm cân, luyện tập thể dục hàng ngày còn giúp chúng ta có một sức khỏe tốt, cải thiện tâm trạng. Duy trì mỗi ngày sẽ góp phần tăng tính chịu đựng và khả năng linh hoạt của cơ bắp.

Ngoài ra, luyện tập thể dục còn giúp giảm căng thẳng, hạn chế một số bệnh như: tim mạch, tiểu đường, thoái hóa khớp,…

Lợi ích khi duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh.

  • Giúp ít bị đau khớp.
  • Có nhiều năng lượng, tham gia được nhiều các hoạt động hơn.
  • Cải thiện huyết áp.
  • Giảm gánh nặng cho tim và hệ thống tuần hoàn.
  • Giảm chất béo có hại cho máu, đường huyêt và tiểu đường loại 2.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư.

Lời kết

Hãy thường xuyên theo dõi chỉ số BMI của cơ thể mình xem có đạt mức bình thường hay không, để có thể thay đổi chế độ sinh hoạt một cách tốt nhất cho sức khỏe.

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT