Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeNghệ thuật sốngChỉ số EQ là gì? Vai trò, phân loại, cách nâng cao...

Chỉ số EQ là gì? Vai trò, phân loại, cách nâng cao chỉ số EQ

5/5 - (2 bình chọn)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta không thể bỏ qua EQ – chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc. Bởi nhịp sống hàng ngày đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, áp lực cũng nhiều hơn trước. Điều này khiến con người đôi lúc phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, khó làm cảm xúc của bản thân. Vậy thì EQ có ý nghĩa gì đối với cảm xúc con người, cùng Web Gia Đình tìm hiểu nhé!

1. Chỉ số EQ là gì?

EQ (Emotional Quotient) là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy chỉ số EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.

Theo nghiên cứu, những người có chỉ số EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống. Họ còn là người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác.

Những ai có chỉ số EQ cao có cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội hơn là trong trường học, nhờ có lối sống lành mạnh và suy nghĩ, quyết định đúng đắn.

2. Thang điểm chỉ số EQ

  • Dưới 84: là nhóm người có EQ thấp, thường chiếm khoảng 16% dân số chung của thế giới.
  • Từ 85 đến 115: được đánh giá là nhóm EQ nằm ở mức trung bình. Đồng thời đây cũng là khoảng điểm EQ phổ biến nhất trong tổng số dân cư của cả thế giới, tương đương với 68%.
  • Từ 116 – 130: được đánh giá là người có EQ cao, chiếm khoảng 14% dân chúng.
  • Từ 131 trở lên: là chỉ số EQ cao thuộc mức tối ưu mà trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số đạt được mức điểm này.

3. EQ bao gồm 4 cấp độ cơ bản:

  • Nhận biết cảm xúc: Có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân cũng như cảm xúc của những người xung quanh.
  • Hiểu được cảm xúc: Có khả năng thấu hiểu các loại cảm xúc, cũng như hiểu nguyên do và hậu quả của các loại cảm xúc khác nhau.
  • Tạo ra cảm xúc: Có thể diễn tả hay đáp lại cảm xúc của người khác, thể hiện ở khả năng biết lắng nghe, cảm thông với mọi người xung quanh.
  • Quản lý cảm xúc: Có khả năng tự quản lý và làm chủ cảm xúc của mình, thể hiện qua cư xử hợp lý, hoà nhã và dễ dàng hoà hợp với tập thể.

Trong 4 cấp độ này, quản lý cảm xúc là cấp độ cao nhất.

Trước đây, IQ được cho là chỉ số thể hiện mức độ thành công của một cá nhân. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, chính những người có chỉ số EQ cao mới có nhiều thuận lợi trong cả chuyện học hành cũng như con đường sự nghiệp sau này.

4. Tầm quan trọng của EQ

EQ (Trí tuệ cảm xúc) hiện ngay ngày càng được chú trọng bởi những vai trò to lớn của nó đối với mỗi người.

4.1. Vai trò trong kết nối xã hội

Bằng cách thấu hiểu cảm xúc của bạn và học cách kiểm soát chúng, bạn có thể bày tỏ tốt hơn cảm giác của bạn và thấu hiểu cảm giác của người khác. Điều này cho phép bạn giao tiếp hiệu quả hơn và tạo dựng các mối quan hệ vững chắc, cả trong công việc và cuộc sống cá nhân.

Khi có chỉ số EQ cao, bạn sẽ dễ dàng, thích nghi, hoà đồng trong tập thể. Nó tạo lập và duy trì các mối quen hệ tốt giúp ích trong việc học tập, công việc. Trí thông minh xã hội cho phép bạn nhận ra bạn bè từ kẻ thù, đo lường được sự hứng thú của người khác đối với bạn, giảm thiểu căng thẳng. Ngoài ra EQ còn giúp cân bằng hệ thống thần kinh của bạn thông qua giao tiếp xã hội. Từ đó khiến bạn cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc.

4.2. Vai trò trong khả năng tự tin

EQ cao giúp con phát triển khả năng diễn đạt tự tin trước đám đông. Họ dễ dàng trở thành tâm điểm của mọi đám đông, nhận được sự tin tưởng của nhiều người. EQ còn khiến chúng ta dễ thấu hiểu người khác, được lòng đồng nghiệp, cấp trên khi đi làm

Nếu bạn là một chuyên viên truyền thông, nhà chính trị, diễn giả, MC truyền hình,… thì EQ chính là “chiếc chìa khoá vàng” mở ra cho con vô vàn cơ hội mới để thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

4.3. Hiệu suất công việc, học tập

Người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ làm hiệu suất học tập, làm việc cao. Ngoài ra họ có thể điều hướng sự phức tạp xã hội nơi làm việc, dẫn dắt, thúc đẩy người khác và trở nên xuất sắc.

Trên thực tế, khi nói đến việc đánh giá các ứng viên quan trọng, nhiều công ty cũng nhận định trí tuệ cảm xúc quan trọng không kém khả năng chuyên môn và yêu cầu ứng viên thực hiện bài test EQ trước khi tuyển dụng.

4.4. Vai trò trong sức khỏe tinh thần

Những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng không được kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Thậm chí khiến bạn dễ bị lo lắng và trầm cảm. Nếu không thể thấu hiểu và quản lý được cảm xúc của mình sẽ làm các vấn đề sức khỏe tinh thần trở nên trầm trọng thêm.

Ngược lại, người có chỉ số EQ càng cao thì càng hạnh phúc. Họ thường biết cách quản lý cảm xúc và đối mặt tốt với sự căng thẳng.

4.5. Vai trò trong sức khỏe thể chất

Không chỉ đơn giản là vấn đề tinh thần, sự căng thẳng không được kiểm soát làm tăng huyết áp, ức chế hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, góp phần gây vô sinh và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

4.6. Giúp hoàn thiện nhân cách

EQ còn giúp con người hoàn thiện nhân cách, quản lý cảm xúc và hành vi, tránh xa những thói hư tật xấu trong xã hội. Phần lớn các vụ phạm tội của trẻ vị thành niên là của những đứa trẻ bị bỏ rơi hay có cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Ngược lại, nếu được nuôi dưỡng và giáo dục một cách khoa học, được sống trong tình yêu thương của gia đình sẽ biết tránh xa những điều xấu hay không nên làm trong cuộc sống.

Xem thêm: Chỉ số IQ và cách nâng cao trí thông minh

5. Phân loại trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc được chia thành 5 loại và theo từng cấp bậc

5.1. Tự nhận thức (Self-awareness)

Được định nghĩa là khả năng nhận ra một cảm xúc khi nó xảy đến. Sự phát triển khả năng tự nhận thức đòi hỏi phải điều chỉnh theo cảm xúc thật của bạn. Nếu bạn tự đánh giá cảm xúc của mình, bạn có thể kiểm soát chúng.

Các yếu tố chính của sự tự nhận thức là:

  • Nhận thức cảm xúc: Khả năng nhận diện cảm xúc và tác động của chúng.
  • Sự tự tin: Sự chắc chắn về giá trị bản thân và khả năng của bạn.

5.2. Tự điều chỉnh (Self-regulation)

Thường một người ít có sự kiểm soát khi trải nghiệm cảm xúc. Tuy nhiên, có một số người nói rằng một cảm xúc sẽ tồn tại bao lâu bằng cách sử dụng một số kỹ thuật để làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng hoặc trầm cảm. Một vài trong số các kỹ thuật này bao gồm việc tái hiện lại một tình huống theo hướng tích cực hơn, đi bộ trong một quãng đường dài, thiền định hoặc cầu nguyện.

Tự điều chỉnh bao gồm:

  • Tự kiểm soát: Quản lý các xung đột.
  • Đáng tin cậy: Duy trì tiêu chuẩn trung thực và liêm chính.
  • Sự thuân thủ: Chịu trách nhiệm về hiệu suất của riêng bạn.
  • Khả năng thích ứng: Xử lý thay đổi một cách linh hoạt.
  • Sự đổi mới: Cởi mở với những ý tưởng mới.

5.3. Động lực (Motivation)

Bạn phải có mục tiêu rõ ràng và thái độ tích cực để thúc đẩy bản thân cho bất kỳ thành tích nào. Mặc dù có thể là người nghiêng về xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, bạn có thể nỗ lực và thực hành học cách suy nghĩ tích cực hơn. Hay nói cách khác, bạn có thể điều chỉnh lại những cảm xúc tiêu cực để chúng trở nên tích cực hơn. Điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Động lực được tạo thành từ:

  • Thúc đẩy thành tích: Không ngừng phấn đấu để cải thiện hoặc đáp ứng tiêu chuẩn xuất sắc.
  • Cam kết: Phù hợp với các mục tiêu của đội nhóm hoặc tổ chức.
  • Sáng kiến: Sẵn sàng để hành động khi có cơ hội.
  • Lạc quan: Theo đuổi mục tiêu một cách bền bỉ, bất chấp trở ngại và thất bại.

5.4. Sự đồng cảm (Empathy)

Là khả năng nhận ra cảm xúc của người khác. Đây cũng là một yếu tố khác quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Bạn càng khéo léo trong việc nhận ra những cảm xúc đằng sau tín hiệu của người khác. Bạn càng có thể kiểm soát tốt hơn các tín hiệu bạn gửi cho họ.

Một người thấu cảm với người khác vượt trội tại những điều sau:

  • Định hướng dịch vụ: Dự đoán, công nhận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Phát triển những thứ khác: Nhận thấy những gì người khác cần để tiến bộ và củng cố khả năng của họ.
  • Tận dụng sự đa dạng: Cơ hội rèn luyện thông qua những người đa dạng.
  • Nhận thức chính trị: Đọc một dòng cảm xúc của một nhóm và những mối quan hệ quyền lực.
  • Thấu hiểu người khác: Làm sáng tỏ cảm xúc đằng sau nhu cầu và mong muốn của người khác.

5.5. Kĩ năng xã hội (Socials Skill)

Trong một thế giới kết nối ngày nay, mọi người đều có thể truy cập nhanh chóng đến những kiến thức kĩ thuật. Do đó, những người có kĩ năng tốt thường chiếm vị thế khá quan trọng hơn cả vì bạn phải sở hữu một chỉ số EQ cao để thấu hiểu, cảm thông và đàm phán với người khác trong nền kinh tế toàn cầu. Một số các kĩ năng hữu ích nhất:

  • Sự ảnh hưởng: Sử dụng chiến thuật thuyết phục hiệu quả.
  • Kĩ năng giao tiếp: Truyền đạt thông tin rõ ràng. Khả năng lãnh đạo – Truyền cảm hứng và dẫn dắt đội nhóm.
  • Quản trị xung đột: Thấu hiểu, đàm phán và giải quyết các bất đồng.
  • Xây dựng kết nối: Nuôi dưỡng những mối quan hệ.
  • Hợp tác và cộng tác: Cộng tác với những người khác để hướng tới mục tiêu chung.
  • Kĩ năng làm việc nhóm: Tạo ra sức mạnh tổng hợp của đội nhóm trong việc theo đuổi các mục tiêu tập thể

6. Dấu hiệu của người có chỉ số EQ cao

Những người có chỉ số EQ cao thường có biểu hiện dưới đây:

6.1. Luôn giữ tâm trạng tốt

Người có chỉ số EQ cao thường không cảm thấy cay đắng, chán ghét, thất vọng hay tự ti về mình. Họ thích nhắm vào sức mạnh để học hỏi và phát huy. Dù gặp chuyện gì, họ cũng tập trung vào những điểm tích cực và hành động hướng về nó.

6.2. Không có thói quan đổ lỗi

Những người có trí tuệ cảm xúc cao không đổ lỗi cho người khác, cũng không phàn nàn về mọi thứ xung quanh. Chúng không những chẳng đem lại tác dụng gì cho sự việc đang diễn ra, mà còn có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

6.3. Khoan dung và rộng lượng

Những người có chỉ số EQ cao biết cách hoàn toàn tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Họ thật sự rộng lượng, không so đo tính toán, chứ không chỉ hời hợt lá mặt lá trái ở bề ngoài.

6.4. Giỏi giao tiếp và trao đổi thuận lợi

Giỏi giao tiếp là đặc điểm rất dễ nhận thấy ở những người có chỉ số EQ cao. Họ vừa chân thành thẳng thắn, vừa giữ phép lịch sự trong nguyên tắc xã giao, khiến cho người đối diện luôn cảm thấy thoải mái, thân thiện.

6.5. Khen ngợi người khác một cách chân thành

Hay khen và biết cách khen ngợi người khác có khác biệt rất lớn với nhau. Với những người khôn ngoan trong giao tiếp ứng xử, họ biết thế nào là vừa đủ để không bị gọi là “thảo mai”. Họ biết cách khen sao để người nghe vừa cảm thấy sự chân thành, vừa vui vẻ thoải mái.

Điều này còn phần nào cho thấy rằng, những ai dám công nhận điểm mạnh của người khác sẽ tiến bộ nhanh hơn. Còn những ai hay soi mói chỉ trích điểm yếu của người khác sẽ chỉ biết thụt lùi.

6.5. Biết lắng nghe và quan sát

Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao rất giỏi lắng nghe những lời người khác nói cũng như quan sát cảm xúc của đối phương. Đây vừa là biểu hiện của sự tôn trọng, vừa là điều kiện tiên quyết để giao tiếp tốt hơn.

6.6. Có tinh thần trách nhiệm cao

Yêu thích cảm giác tự lập, không bám víu vào những trải nghiệm tiêu cực hay gây ra sự bất an cho mình là những đặc điểm của người có chỉ số EQ cao. Nếu phạm lỗi, họ sẽ thẳng thắn thừa nhận và chịu trách nhiệm. Nếu gặp vấn đề, họ cũng tìm cách phân tích và giải quyết nó.

6.7. Luôn cải thiện bản thân từng ngày

Người có chỉ số EQ cao có một niềm tin mạnh mẽ vào bản thân mình. Họ luôn tự thách thức bản thân, không ngừng tiếp thu thêm về những quan điểm khác. Khi họ cảm thấy mình có thể, họ sẽ hành động ngay. Khi cần cải thiện bản thân, họ cũng sẽ chủ động tìm kiếm những khả năng mới. Chỉ có hành động mới là nền tảng dẫn lối tới thành công.

Xem thêm: 13 Kỹ năng mềm giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực!

6.8. Biết nuôi dưỡng đam mê

Họ có niềm đam mê về cuộc sống, hoặc là về công việc, thậm chí là đam mê xây dựng các mối quan hệ… Cuộc sống và công việc của họ sẽ không ngừng được đổi mới và phát triển để họ không ngừng nảy sinh đam mê muốn tiếp tục khám phá như một vòng tuần hoàn không cần có điểm kết thúc.

7. Cách nâng cao chỉ số EQ

Trí tuệ cảm xúc hoàn toàn có thể rèn luyện được. Cải thiện chỉ số EQ, chúng ta sẽ đi tới thành công và hạnh phúc nhanh hơn. Dưới đây là những cách chúng ta có thể làm để nâng cao EQ.

7.1. Nhận biết nguyên nhân gây ra stress và cách xử lý

Cuộc sống luôn tràn ngập khó khăn và thử thách. Từ đổ vỡ những mối quan hệ cho tới mất việc làm. Stress làm cuộc sống trở nên đầy thử thách hơn và càng bị stress thì chúng ta càng khó có thể đối phó chúng. Vì vậy một phần rất quan trọng trong việc cải thiện chỉ số EQ là luôn trong trạng thái sẵn sàng tìm kiếm và nhận biết các tác nhân gây ra stress để kiềm chế kịp thời.

7.2. Cởi mở, ham học hỏi và sẵn sàng chấp nhận cái mới

Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hẹp hòi chỉ khiến chỉ số thông minh cảm xúc của bạn thấp đi mà thôi.

Để làm được điều này hãy cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng. Nên khi luôn ở trạng thái sẵn sàng chấp nhận và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, việc chấp nhận sai lầm sẽ đơn giản hơn nhiều. Những thứ bạn biết bấy lâu nay thực ra không hề chính xác và đáng tin cậy như bạn vẫn nghĩ.

Thay đổi tư duy là việc không hề dễ dàng. Đặc biệt nếu bạn có thói quen nhìn nhận mọi thứ trong cuộc sống theo cái nhìn tuyệt đối. Suy nghĩ cởi mở, bạn sẽ học hỏi nhiều điều mới mẻ và giảm bớt bi quan về cuộc sống tương lai.

7.3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể. Hãy thử làm theo những cách sau:

  • Khoảng cách giao tiếp phù hợp: khoảng cách này khác nhau giữa người này sang người khác. Chú ý khoảng cách giao tiếp khi người khác nói chuyện với bạn và họ cảm thấy thoải mái hay khó chịu với những va chạm khi giao tiếp.
  • Để ý sự chân thành: khi ai đó mỉm cười, đó có phải là một nụ cười giả tạo hay không? Nụ cười có thể nói lên rất nhiều về tính cách con người.
  • Vị trí cơ thể: nếu cơ thể của một người hướng về phía bạn với vòng tay dang rộng và ánh mắt nhìn thẳng, người ta thực sự rất muốn gần bạn.

7.4. Cẩn trọng trong công việc và suy nghĩ thấu đáo

Suy nghĩ và hành động theo lý tính là những khía cạnh phong phú trong EQ. Nếu bạn có thể phân tích thấu đáo một tình huống và có cách nhìn nhận riêng của bản thân, nhưng bạn không thể hành động theo lý tính thì khả năng phân tích tình huống của bạn chẳng phải vô ích sao?

Cẩn trọng là hành động của việc phân tích tình hình, còn sự cân nhắc là hành động của việc phản ứng theo lý tính. Đây là hành động của quá trình xem xét và phân tích tình hình. Sau đó là hành động theo hướng tích cực nhất. Thông qua quá trình tư duy theo lý tính và hành động có cân nhắc. Bạn sẽ đưa ra được quyết định tốt hơn và sự dẻo dai chịu đựng, khả năng tồn tại qua khó khăn của bạn sẽ được tôi luyện rất nhiều.

7.5. Rèn luyện khả năng tự nhận thức

Biết mình là ai thì bạn sẽ hiểu nhiều hơn về người khác và những hy vọng, ước mơ cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Ngoài ra, việc nhận thức môi trường xung quanh cũng rất quan trọng. Hãy rộng mở tâm hồn mình để phân tích thế giới bên ngoài.

Một khi đã hiểu rõ bản thân mình, bạn có thể bắt đầu nhận ra những cảm xúc của riêng mình và làm thế nào chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn. Đó chính là sự tự nhận thức. Tự nhận thức cho phép bạn kiểm soát bản thân hiệu quả, cũng như có khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bạn theo hướng lành mạnh.

7.6. Lạc quan

Những người lạc quan thường có cuộc sống hạnh phúc và thành công. Lạc quan giúp dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn.

Cái nhìn tiêu cực chỉ khiến bạn bị vây bọc và cách ly với thế giới. Một người bi quan chỉ nghĩ về sai lầm có thể mắc phải trong cuộc sống thay vì rèn luyện để chống đỡ chúng. Mọi người đều muốn làm bạn với người lạc quan. Điều này giúp bạn xây dựng thêm nhiều mối quan hệ cho mình.

8. Lời kết

Trí tuệ cảm xúc có ý nghĩa quan trọng trong nhiều vấn đề như sức khỏe, sự thành công và hạnh phúc.Chỉ số EQ hoàn toàn có thể rèn luyện và được nâng cao cho dù bạn đang ở bất kỳ độ tuổi nào. Hãy không ngừng cải thiện chỉ số của mình để chất lượng cuộc sống mình ngày một tốt hơn.

Nghệ thuật sống
Nghệ thuật sốnghttps://webgiadinh.vn/nghe-thuat-song/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT