Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeNghệ thuật sốngChỉ số IQ là gì? Phân Biệt IQ và EQ? Cách test...

Chỉ số IQ là gì? Phân Biệt IQ và EQ? Cách test và nâng cao chỉ số IQ

5/5 - (2 bình chọn)

Chỉ số IQ là gì? Bao nhiêu điểm thì có IQ cao? Những người như thế nào thì có IQ cao? IQ có thể cải thiện không? Làm thế nào để nâng cao chỉ số IQ? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này. Cùng Web Gia Đình tìm hiểu nhé!

MỤC LỤC

1. Chỉ số IQ là gì?

IQ (Intelligence Quotient), hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người, là thước đo khả năng suy luận của một người được thể hiện qua điểm số của các bài kiểm tra tiêu chuẩn.

Các bài kiểm tra IQ đánh giá khả năng sử dụng suy luận logic hoặc đưa ra dự đoán của một người để trả lời các câu hỏi mang tính tư duy. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại.

2. Ý nghĩa của thang điểm chỉ số IQ

2.1. Các mốc của chỉ số IQ

Ngay sau khi hoàn thành bài kiểm tra IQ dựa vào các chỉ số IQ, người ta chia ra như sau:

  • Chỉ số thông minh IQ dưới 85, xếp loại thấp (khoảng 16%).
  • Chỉ số thông minh IQ khoảng 85-115 loại bình thường (tỷ lệ khoảng 68%)
  • Chỉ số thông minh IQ khoảng 115-130, thuộc loại thông minh (tỷ lệ khoảng 14%)
  • Chỉ số thông minh IQ vào khoảng 130 – 145 và rất thông minh (tỷ lệ khoảng 2%).
  • Chỉ số thông minh IQ từ khoảng 145 trở lên, thiên tài hay cận thiên tài (tỷ lệ khoảng 0,1%).

2.2. Các mốc IQ thấp & bệnh chậm phát triển trí tuệ

Kết quả kiểm tra IQ dưới 70 được xem là dấu hiệu của chứng “chậm phát triển trí tuệ” hoặc trí lực hạn chế. Hai phần trăm dân số thế giới kiếm được dưới 70 điểm trong các bài kiểm tra IQ. Mức độ nghiêm trọng của chậm phát triển trí tuệ thường được chia thành bốn cấp độ:

  • Tuổi 50-70: Chậm phát triển trí tuệ nhẹ
  • 35-50 tuổi: Chậm phát triển trí tuệ trung bình
  • 20-35 tuổi: Chậm phát triển trí tuệ nghiêm trọng
  • Dưới 20 tuổi: Chậm phát triển trí tuệ nặng

2.3. Các mốc IQ thiên tài & thiên tài mức độ cao

Kết quả kiểm tra IQ trên 145 được coi là thiên tài với chỉ 0,1% dân số thế giới đạt đến ngưỡng này. Có ba cấp độ để đánh giá thiên tài:

  • 145-164: Thiên tài
  • Từ 165-179: Thiên tài cấp cao
  • Từ 180-200: Thiên tài ở cấp độ cao nhất

Đối với người bình thường chỉ số IQ sẽ là từ 85 – 115. Một số trường hợp vượt trội sẽ có IQ cao hơn. Khi có IQ cao người đó sở hữu một trí tuệ vô cùng tuyệt vời, họ có thể giải quyết được những vấn đề hóc búa trong cuộc sống mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy những ai có chỉ số IQ cao rất dễ để thành công trong học tập và sự nghiệp.

William James Sidis, một thiên tài người Ukraine gốc Do Thái, được cho là người có IQ cao nhất lịch sử nhân loại. IQ của ông được ghi nhận nằm trong khoảng 250 – 300. Đây là một con số cho đến nay chưa ai có thể đạt được.

3. Phân biệt EQ và IQ

EQ và IQ là hai thước đo chỉ số về cảm xúc và trí thông minh của một con người. Vậy sự khác nhau về EQ và IQ là gì?

Người có IQ cao Người có EQ cao
Đặc điểm Có đầu óc sáng tạo, do họ có lối tư duy vô cùng logic, trí nhớ tuyệt vời.

 

Biết nhận định, kiềm chế chính xác cảm xúc của mình và mọi người xung quanh.

Có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực cực kì tốt

 

Điểm vượt trội Có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, thường thành công trong học tập Sống rất giàu tình cảm, luôn thấu hiểu, thành công cuộc sống hơn thực tế hơn là trên sách vở
Ngành nghề Nhà khoa học, bác học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên,… Là những lĩnh vực rất phù hợp với người có IQ cao, vì những công việc này phải cần tư duy logic mới có thể làm được. Nhà văn, nhà triết học, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, lãnh đạo,… Vì những công việc này cần sự kiên nhẫn và định hướng được cho người khác.

 

Xem thêm: Chỉ số EQ là gì? Vai trò, phân loại, cách nâng cao chỉ số EQ

4. Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ

Các yếu tố chính ảnh hưởng và hình thành nên con số biểu hiện chỉ số IQ của mỗi người:

4.1. Yếu tố di truyền

Trong yếu tố di truyền, có một khái niệm gọi là hệ số di truyền. Hệ số di truyền có thể hiểu là khả năng di truyền trí thông minh cho đời sau, được thể hiện bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1.

Theo Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, hệ số di truyền của trẻ em là 0,45 và 0,75 đối với thanh thiếu niên và người lớn. Ở tuổi trưởng thành, hệ số di truyền có thể lên đến 0,9 và giảm dần còn 0,4 khi đến tuổi trung niên.

4.2. Yếu tố môi trường

Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh trong nhiều trường hợp. Ở xã hội hiện đại ngày nay, môi trường trong gia đình có thể tạo tới 25% sự khác biệt về trí thông minh. Một đứa trẻ có trở nên thông minh hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào nền tảng gia đình như cách giáo dục, chế độ dinh dưỡng,…

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến IQ
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến IQ

Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ như:

  • Giới tính
  • Chủng tộc
  • Tuổi tác
  • Sức khỏe

5. Những biểu hiện của người có chỉ số IQ cao

Người có chỉ số IQ cao có thể có những biểu hiện hơi kỳ quái nhưng nó đã được nhiều nhà khoa học chứng minh.

5.1. Người hay thức khuya có chỉ số IQ cao

Phần lớn chúng ta suy nghĩ rằng, người thông minh là những người có khả năng kiểm soát cuộc sống tốt, sinh hoạt lành mạnh và điều độ.

Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học mới đây lại chứng minh điều ngược lại. Một trong những biểu hiện điển hình là việc các “cú đêm” sở hữu trí thông minh trội hơn so với người thường.

5.2. Người chỉ số IQ cao thường chung thủy

Theo các chuyên gia, những người chung thủy, thường chỉ yêu và chung sống với một bạn tình là biểu hiện của trí thông minh.

5.3. Người có IQ cao thường có mẹ bị ốm nghén nặng khi mang thai

Khoa học đã chứng minh, trí thông minh có một phần là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, ít người biết rằng nếu như người mẹ khi mang thai bị ốm nghén nặng, đứa con sinh ra sẽ trở nên thông minh hơn.

Lý giải cụ thể, các chuyên gia cho rằng ốm nghén thường xảy ra những tháng đầu của thời kì mang thai. Hiện tượng này tuy khiến người mẹ khó chịu song lại rất tốt cho thai nhi.

Việc liên tục buồn nôn khi nghén có liên quan tới các kích thích đặc biệt cần thiết cho sự phát triển lâu dài của trẻ nhỏ, giảm tỉ lệ sảy thai và thai chết lưu. Vì vậy, một phần nào đó hiện tượng nghén của người mẹ có thể làm tăng trí thông minh cho đứa trẻ.

5.4. Một kẻ “mù công nghệ”

Tiếp thu khoa học công nghệ mới là một điều đáng khuyến khích. Song nếu quá lạm dụng, chúng sẽ đe dọa tới sự phát triển trí thông minh của bạn. Vậy nên bớt sử dụng đồ điện tử một chút sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc phát triển trí thông minh.

4.5. Không hút thuốc

Theo tin khoa học được công bố bởi Dailymail, những người hút thuốc trong độ tuổi từ 18 – 21 có chỉ số IQ khoảng 94. Còn nếu không hút thuốc, những người này có thể đạt tới chỉ số 101.

5.6. Học nhạc

Các nhà khoa học khẳng định việc học nhạc có thể giúp trẻ em phát triển được rất nhiều kỹ năng. Đầu tiên, trí thông minh về lời nói của một đứa trẻ khoảng 4 – 6 tuổi sẽ tăng lên chỉ sau khoảng 1 tháng học nhạc.

5.7. Người được nuôi con bằng sữa mẹ

Hơn 3.000 trẻ sơ sinh ở New Zealand và Vương quốc Anh đã được nghiên cứu và các nhà khoa học nhận thấy rằng: nếu được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trí tuê của đứa trẻ sẽ phát triển hơn tới 7 điểm IQ nếu đứa trẻ đó sở hữu một gen đặc biệt có tên FADS2.

Loại gen này được cho là có khả năng điều khiển đường đi của các A-xít béo và giúp trẻ em có thể tận dụng tốt hơn nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ hay phát triển não bộ nhanh chóng hơn.

5.8. Người thuận tay trái

Những người thuận tay trái hiếm hơn so với người thuận tay phải. Và mặc dù thực tế cho thấy rằng họ luôn phải tìm cách để hòa nhập với nửa còn lại, trí tuệ của họ thậm chí còn được khẳng định là cao hơn. Những người thuận tay trái có thể phát triển khả năng “divergent thinking” – khả năng sáng tạo cần thiết để tạo ra những ý tưởng mới lạ.

5.9. Những người dễ tin tưởng thường có chỉ số IQ cao

Các nhà nghiên cứu Đại học Oxford đã dựa trên cuộc điều tra tổng quan toàn xã hội thực hiện tại Hoa Kỳ nhằm khảo sát ý kiến công chúng dư luận. Qua đó, kết quả cho thấy những người thông minh hay có chỉ số IQ cao thường có xu hướng dễ tin tưởng người khác.

5.10. Có trách nhiệm cho mọi chuyện

Lo lắng thường là thứ người ta nhắc tới khi mọi chuyện trở nên xấu dần đi. Thế nhưng, có nhiều nghiên cứu cho thấy lo lắng không tệ như mọi người nghĩ. Nhà khoa học Jeremy Coplan trong quá trình nghiên cứu những bệnh nhân lo lắng thái quá thấy rằng những bệnh nhân này có chỉ số IQ cao hơn thông thường.

Hãy tập thói quen lo lắng và có trách nhiệm từ những việc nhỏ nhất. Nó sẽ giúp bạn đạt được thành công nhất định, những kinh nghiệm quý báu và trở thành bài học lớn cho bạn sau này.

5.11. Đọc nhiều sách

Một nghiên cứu được thực hiện tại Anh với 2.000 cặp sinh đôi cho thấy kết quả rằng, cho dù những cặp sinh đôi này có cấu trúc ADN giống hệt nhau nhưng những cá nhân đọc sách nhiều hơn nhạy bén hơn với môi trường xung quanh đồng thời có chỉ số IQ cao hơn trong những bài thử nghiệm.

Từ kết quả của nghiên cứu này, các nhà khoa học cho thấy rằng đọc sách có tác động mạnh mẽ tới não bộ và giúp người đọc sách thông minh hơn.

5.12. Hài hước

Những người hài hước có mối quan hệ rất tốt với tập thể. Họ luôn nghĩ ra những chiêu trò độc đáo, mới lạ để khiến người khác vui. Thử nghiệm cho thấy những người hài hước có kết quả kiểm tra trí tuệ cũng như giao tiếp cao hơn người bình thường. Thêm vào đó những người hài hước cũng rất dễ hoà nhập cho dù họ được đặt vào hoàn cảnh nào.

6. Tổng hợp 18 cách nâng cao chỉ số IQ

Cách cải thiện chỉ số thông minh

Chỉ số IQ có thể cải thiện không? Câu trả lời là có!

Các nhà tâm lý học hiện nay tin rằng chỉ số IQ có thể được cải thiện. Bằng những cách dành thời gian để rèn luyện trí óc, bạn có thể trở nên sáng tạo hơn, tập trung tốt hơn và giải quyết vấn đề nhanh hơn. Cùng xem những phương pháp nâng cao chỉ số IQ dưới đây nhé!

6.1. Thử trải nghiệm mới

Khi bạn có trải nghiệm mới, não liền thức tỉnh, làm việc hết công suất và trở nên năng nổ hơn vì sự thay đổi.

Thay vì dành thời gian xem phim, bạn nên đến viện bảo tàng, chương trình biểu diễn hoặc khám phá địa điểm mới để đồng hồ sinh học của bạn có cơ hội hoạt động mạnh mẽ. Thậm chí việc đi thăm địa điểm mới hoặc thử món ăn mới cũng là một trải nghiệm thú vị.

6.2. Tự học những điều mới mẻ

Tích cực học hỏi cái mới là cách tạo điều kiện cho não bộ học hỏi và tạo ra những liên kết chưa từng có. Việc học kỹ năng mới như cách chơi cờ vua hoặc bóng rổ, nấu ăn,… Bất kỹ hoạt động nào mà bạn chưa từng thực hiện sẽ giúp cải thiện chức năng não theo cách mà bạn không thể ngờ được.

6.3. Học thêm một ngôn ngữ

Học ngôn ngữ khác là một cách tuyệt vời để kích thích não tạo đường dẫn truyền thần kinh mới. Việc này không chỉ kích hạt những trung tâm chưa được sử dụng trong não, mà còn tạo ra kết quả ấn tượng mang tính ứng dụng thực tế.

6.4. Làm việc thường ngày theo cách khác

Thách thức não bộ để tạo các liên kết và đường dẫn truyền thần kinh mới bằng việc thay đổi cách bạn làm những hoạt động quen thuộc. Chẳng hạn như chải răng bằng tay không thuận, đi lùi, nói với bản thân bằng một ngôn ngữ khác. Hãy thử làm bất kỳ việc gì trái ngược với hoạt động thường ngày!

6.5. Thiền giúp tăng chỉ số IQ

Rất nhiều nghiên cứu cho biết thiền không chỉ giúp giảm căng thẳng và điều hòa tâm trạng, mà còn tốt cho chức năng của não. Thiền cũng được chứng minh có khả năng cải thiện tuần hoàn máu lên não, sự kiên nhẫn, sự tập trung và trí nhớ. Ngoài ra, thiền còn giúp bạn thư giãn.

Thử thiền 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể thiền 2-3 lần mỗi ngày với thời lượng 10 hoặc 15 phút mỗi lần. Tốt hơn hết bạn nên thiền khi vừa thức dậy, sau khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.

6.6. Bổ sung thực phẩm

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến chỉ số IQ đấy! Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau để nâng cao trí thông minh của mình: dầu cá, vitamin B,vitamin E, matcha, bơ, chất chống oxy hóa, nhân sâm, thịt, cá, ginkgo biloba.

Ngoài ra bữa sáng là thức ăn cho trí não. Những người có bữa sáng đầy đủ chất cho thấy trí nhớ, khả năng sáng tạo, sự tập trung và hiệu suất tổng thể được cải thiện.

6.7. Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao giúp bạn học được những cái mới nhanh hơn, quyết định mọi vấn đề nhanh hơn. Do đó, tập thể thao 3 lần/tuần, mỗi lần 30 phút là rất có lợi. Trí tuệ minh mẫn bên trong một thân thể cường tráng, hãy luôn ghi nhớ điều này bạn nhé!

5.8. Ngồi đúng tư thế

Não bộ con người có chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và cần tới 20% lượng oxy cung cấp của cơ thể. Ngồi thẳng lưng là cách hiệu quả giúp oxy lưu thông dễ dàng tới não bộ và cải thiện sự tập trung cho con người.

6.9. Ngủ khi não thực sự muốn

Vì đồng hồ sinh học của mỗi người khác nhau, bạn chỉ cần đi ngủ khi não muốn. Có phải bạn làm việc tốt nhất vào ban đêm không? Vậy thì cứ đi ngủ muộn.

6.10. Tăng khả năng tập trung

Đặt tivi và đài cạnh nhau, sau đó bạn cùng lúc bật cả đài và cả tivi. Thử tiếp nhận thông tin từ 1 trong 2, rồi tập trung chi tiết vào 1 cái. Bạn sẽ thấy khả năng tập trung vào 1 việc sẽ dễ dàng hơn việc tập trung vào quá nhiều vấn đề cùng một lúc.

6.11. Viết giúp nâng cao trí thông minh

Một số người thấy rằng nhật ký là một cách tốt để sắp xếp suy nghĩ. Viết đơn giản giúp bạn có một cái nhìn mới khi quay lại và đọc những gì bạn đã viết.

6.12. Đọc sách nhiều hơn

Bên cạnh yếu tố di truyền, giáo dục là một quan trọng tạo nên chỉ số thông minh của bạn. Hãy tìm hiểu lĩnh vực khoa học, chẳng hạn như toán và vật lý. Khoa học giúp bạn hiểu hơn về thế giới xung quanh, từ đó góp phần cải thiện nhận thức, vốn từ vựng, khả năng phân tích toán học cùng hình học không gian và khả năng tư duy.

6.13. Nghe nhạc

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên hệ giữa việc nghe nhạc và cải thiện trí nhớ. Nghe nhạc cũng thúc đẩy các kỹ năng về khoa học và toán học.

6.14. Làm lại các bài kiểm tra nhiều lần.

Mỗi bài kiểm tra IQ đều có cấu trúc căn bản và dạng câu hỏi giống nhau. Vì vậy, khi bạn làm bài kiểm tra càng thường xuyên, kết quả mà bạn nhận được sẽ càng tốt.

Những bài kiểm tra trực tuyến miễn phí không giống với bài kiểm tra thật tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc do bác sĩ tâm lý cung cấp. Nếu muốn biết chỉ số IQ thật, bạn phải làm bài kiểm tra thật. Thường thì bạn sẽ trả một khoản phí để làm kiểm tra. Vì vậy, hãy cố gắng hết sức có thể.

6.15. Chơi trò chơi điện tử

Đây là một trong những cách tăng chỉ số IQ hiệu quả nhất. Một số trò chơi điện tử hiện đại cho phép não của bạn hoạt động với một tốc độ tương đối lớn. Điều đó giúp các bạn tư duy tốt hơn, chiến lược hơn và quan trọng hơn là giúp tăng chỉ số thông minh IQ.

6.16. Vẽ tranh

Hãy vẽ những thứ mà bạn nhìn thấy thường ngày. Những người có trí tưởng tượng mạnh mẽ phần lớn đều sở hữu trí thông minh xuất sắc ví dụ như thiên tài toàn năng Leonardo da Vinci.

6.17. Giải mã ô chữ

Giải ô chữ, các câu đố phức tạp. Đây chính là phương pháp giúp trí tuệ của bạn nhạy bén và là một trong những cách làm tăng chỉ số IQ rõ ràng nhất

6.18. Mùi hương

Những mùi hương sẽ giúp các bạn suy nghĩ rõ ràng và hạn chế mọi sai lầm. Mùi chanh sẽ kích thích não tập trung hơn, mùi hoa nhài sẽ giúp đánh thức tư duy và khiến suy nghĩ nhanh hơn

7. Lời kết

Trên đây, Web Gia Đình đã tổng hợp những kiến thức về chỉ số IQcách nâng cao trí thông minh. Hãy bắt tay rèn luyện bản thân mỗi ngày để phát triển bản thân nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công!

Nghệ thuật sống
Nghệ thuật sốnghttps://webgiadinh.vn/nghe-thuat-song/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT