Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeLàm đẹpSpaĐộn cằm là gì? Có an toàn không? Quy trình và chi...

Độn cằm là gì? Có an toàn không? Quy trình và chi phí thực hiện

5/5 - (3 bình chọn)

Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ có thể khắc phục khuyết điểm cằm ngắn, cằm lẹm, dáng cằm thô và mất cân đối với cấu trúc khuôn mặt. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp độn cằm được thực hiện như bằng filler (chất làm đầy), vật liệu nhân tạo, bằng xương tự thân hoặc mỡ tự thân. Cùng Web Gia Đình tìm hiểu độn cằm là gì? Có an toàn không? Quy trình và chi phí thực hiện quay bài viết dưới đây nhé.

1. Độn cằm là gì?

Độn cằm là phương pháp sử dụng các chất liệu khác nhau để tạo dáng cằm thon gọn, cân đối và hài hòa với khuôn mặt. Trong những năm gần đây, nhiều người lựa chọn phương pháp này để sở hữu dáng cằm V-line chuẩn đẹp (dáng cằm có hình chữ V).

Độn cằm

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với nhu cầu làm đẹp tăng cao, chúng không chỉ sử dụng vật liệu nhân tạo như những năm trước đây mà còn tận dụng một số vật liệu khác như filler, xương tự thân và mỡ tự thân. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, bạn nên cân nhắc về nhu cầu, sở thích cá nhân và khả năng tài chính để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

>> Mời bạn xem thêm: Tiêm Filler là gì ? Tác dụng của tiêm Filler trong thẩm mỹ

2. Khi nào nên thực hiện độn cằm?

Độn cằm thích hợp với nam và nữ giới từ 18 tuổi trở lên gặp phải các khuyết điểm như:

  • Thích hợp với nam giới và nữ giới sở hữu chiều cằm ngắn, thô, cằm lẹm,…
  • Cằm lẹm
  • Cằm ngắn
  • Cằm bị lệch, không cân đối
  • Cằm bị tổn thương nặng do phẫu thuật hỏng hoặc do tai nạn, chấn thương
  • Hoặc bất cứ ai muốn sở hữu dáng cằm V-line thon gọn

Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bị rối loạn đông máu, tiểu đường, mắc các bệnh tim mạch
  • Phụ nữ mang thai
  • Người chưa đủ 18 tuổi
  • Người có tiền sử dị ứng với thuốc gây mê, gây tê
  • Người đang bị nhiễm trùng vùng mặt

>> Mời bạn tham khảo: Độn Thái Dương Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giá Bao Nhiêu?

3. Các phương pháp độn cằm phổ biến hiện nay

Như đã đề cập, hiện nay có khá nhiều phương pháp độn cằm như bằng filler, sụn nhân tạo, mỡ tự thân hoặc phẫu thuật trượt cằm. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn có thể tham khảo các thông tin chi tiết sau:

3.1. Độn cằm bằng filler (chất làm đầy)

Độn cằm bằng filler sử dụng filler (chất làm đầy) tiêm trực tiếp vào cằm để tạo dáng cằm thon gọn và hài hòa. Đây là phương pháp không phẫu thuật, phù hợp với nhiều đối tượng và được ưa chuộng trong những năm gần đây.

Filler thực chất là dung dịch được cấu tạo với hơn 90% acid hyaluronic có chức năng tương tự như dịch ở mắt và khớp được cơ thể sản sinh. Do đó, tiêm filler được đánh giá có mức độ tương thích cao, an toàn, không chảy máu và không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Đặc biệt, phương pháp này có thể cho kết quả ngay sau khi thực hiện.

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh, không đau nhức, chảy máu và không mất thời gian nghỉ dưỡng
  • Mang lại hiệu quả thẩm mỹ ngay sau khi thực hiện
  • Phù hợp với nhiều đối tượng
  • Chi phí thấp
  • Có thể tiêm tan filler nếu không hài lòng với kết quả

Hạn chế:

  • Hiệu quả ngắn (khoảng 6 – 12 tháng tùy theo cơ địa)
  • Chỉ thích hợp với những trường hợp cằm có ít khuyết điểm. Không phù hợp với những người có dáng cằm lệch, vẹo,…
  • Có thể gây dị ứng đối với một số người có cơ địa nhạy cảm

3.2. Độn cằm V-line bằng sụn nhân tạo

Độn cằm bằng sụn nhân tạo là một trong những phương pháp chỉnh hình hàm mặt được ưa chuộng. Kỹ thuật này sử dụng chất liệu độn nhân tạo (thường là silicon) đưa vào vùng cằm để tạo dáng cằm thon gọn và hài hòa với cấu trúc khuôn mặt. Để giảm tình trạng lộ sẹo, vết rạch sẽ được thực hiện bên trong niêm mạc miệng.

Hiện nay, các vật liệu nhân tạo được sử dụng để độn cằm có mức độ tương thích cao và ít xảy ra phản ứng đào thải như các vật liệu trước đây. Chính vì vậy, độn cằm bằng vật liệu nhân tạo vẫn luôn là phương pháp được ưa chuộng mặc dù đã ra mắt từ lâu.

Ưu điểm:

  • Khắc phục được tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm và tạo dáng cằm V-Line thon gọn
  • Thời gian thực hiện khá nhanh và không mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng
  • Hiệu quả có thể duy trì được nhiều năm nếu chăm sóc đúng cách

Hạn chế:

  • Có thể gây dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm
  • Sau 7 – 10 năm, cần tái phẫu thuật để thay miếng độn vì silicon có xu hướng co rút theo thời gian

3.3. Độn cằm bằng xương tự thân (phẫu thuật trượt cằm)

Kỹ thuật này sử dụng chính phần xương hàm của khách hàng, dùng sóng siêu âm cắt xương và dịch chuyển khung xương về phía trước. Sau đó, sử dụng nẹp vis chuyên dụng để cố định xương nhằm tạo dáng cằm hài hòa và cân đối.

Vì sử dụng xương tự thân nên phương pháp này gần như không gây dị ứng, kích ứng và hiếm khi xảy ra phản ứng đào thải như khi dùng vật liệu nhân tạo. Phẫu thuật trượt cằm thích hợp với người có cơ địa nhạy cảm – đặc biệt là các trường hợp có tiền sử dị ứng với filler và vật liệu độn nhân tạo.

Ưu điểm:

  • Hoàn toàn không gây dị ứng, kích ứng và không bị đào thải như khi sử dụng vật liệu nhân tạo
  • Hiệu quả thẩm mỹ cao và có thể duy trì vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách
  • Khắc phục được tất cả các khuyết điểm ở vùng cằm như cằm lẹm, cằm ngắn, cằm lệch, mất cân đối,…

Hạn chế:

  • Chi phí cao hơn so với các phương pháp khác
  • Thời gian thực hiện khá lâu (khoảng 90 – 120 phút) và mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng
  • Không phù hợp với người mắc các bệnh lý nội khoa và có tiền sử dị ứng thuốc gây mê

3.4. Độn cằm bằng mỡ tự thân

Độn cằm bằng mỡ tự thân là một trong những phương pháp thẩm mỹ cằm không phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng mô mỡ tự thân tiêm trực tiếp vào cằm để khắc phục khuyết điểm cằm lẹm, ngắn và kém thon gọn. Tương tự như tiêm filler, độn cằm bằng mỡ tự thân hoàn toàn không can thiệp phẫu thuật, không sưng đau và chảy máu.

Hơn nữa, việc sử dụng mỡ tự thân có thể giảm thiểu nguy cơ dị ứng, kích ứng như khi dùng filler. Hiện nay, phương pháp này được nhiều chị em lựa chọn. Đặc biệt là những người chịu đau kém và có cơ địa nhạy cảm.

Ưu điểm:

  • Phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả người có cơ địa nhạy cảm
  • Thời gian thực hiện nhanh, không chảy máu và không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng
  • Có thể giảm mỡ thừa ở một số vùng (đùi, bụng, bắp tay,…). Sau đó, đem quay ly tâm để tách chiết mô mỡ nguyên chất và tiêm trực tiếp vào vùng cằm.
  • Mô mỡ tự thân không chỉ giúp tạo dáng cằm tự nhiên và cân đối mà còn có hiệu quả trẻ hóa, làm đẹp da

Hạn chế:

  • Chi phí cao hơn so với độn cằm bằng filler
  • Hiệu quả không lâu dài bằng độn cằm bằng chất liệu nhân tạo và độn cằm bằng xương tự thân

>> Mời bạn xem thêm: Tiêm Botox Là Gì? Có An Toàn Không? Giá Bao Nhiêu

4. Quy trình thực hiện độn cằm đúng tiêu chuẩn

Độn cằm là giải pháp tối ưu dành cho người có cằm lẹm, cằm ngắn và dáng cằm thô, mất cân đối. Để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, phương pháp này phải được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi can thiệp độn cằm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá khuyết điểm ở vùng cằm của từng người. Sau đó, sẽ tư vấn giải pháp phù hợp với sở thích và cấu trúc khuôn mặt của từng trường hợp.

Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá khuyết điểm để tư vấn giải pháp độn cằm phù hợp
Trong đó, tiêm filler và độn cằm tự thân thích hợp với người không muốn phẫu thuật và chịu đau kém. Trường hợp muốn sở hữu dáng cằm V-line chuẩn đẹp, nên can thiệp phẫu thuật trượt cằm hoặc độn cằm bằng chất liệu nhân tạo. Với những khách hàng có cơ địa dị ứng, lựa chọn ưu tiên là độn cằm bằng mỡ hoặc xương tự thân,…

Để được tư vấn giải pháp phù hợp, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, sở thích và hình dáng cằm mong muốn.

Bước 2: Chụp mô phỏng 3D và đo vẽ dáng cằm mới

Sau đó, khách hàng sẽ được chụp mô phỏng 3D và đo vẽ dáng cằm mới. Đối với độn cằm bằng mỡ tự thân và filler; quá trình tư vấn sẽ diễn ra nhanh chóng hơn do mức độ xâm lấn thấp. Ngược lại, những trường hợp độn cằm bằng vật liệu nhân tạo hoặc xương tự thân phải kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt. Để đảm bảo không xảy ra rủi ro và biến chứng trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Gây mê hoặc gây tê

Trước khi độn cằm, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê (tiêm filler, dùng mỡ tự thân). Hoặc gây mê (phẫu thuật trượt cằm hoặc độn vật liệu nhân tạo). Để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa cảm giác đau đớn, khó chịu.

Bước 4: Thực hiện độn cằm

Tùy theo phương pháp độn cằm mà bạn lựa chọn, bác sĩ sẽ tiến hành bằng cách tiêm filler, chiết tách mỡ tự thân, độn chất liệu nhân tạo hoặc phẫu thuật trượt cằm. Đối với các phương pháp không phẫu thuật, thời gian thực hiện chỉ khoảng 20 – 45 phút. Tuy nhiên nếu thực hiện độn bằng xương tự thân và vật liệu nhân tạo, thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 45 – 120 phút (tùy trường hợp).

Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu

Sau khi độn, khách hàng sẽ được chuyển đến phòng hồi sức. Sau khoảng 30 – 60 phút. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng vết thương và cho phép trở về nhà (đối với các phương pháp không phẫu thuật). Tuy nhiên trong trường hợp can thiệp độn cằm phẫu thuật, bạn cần ở lại bệnh viện trong 24 – 48 giờ để được theo dõi và xử lý nếu có vấn đề phát sinh.

Bước 6: Tư vấn và hẹn lịch tái khám

Trước khi trở về nhà, bác sĩ sẽ tư vấn cách dùng thuốc (nếu có); và các biện pháp chăm sóc để vết thương nhanh chóng phục hồi. Sau khoảng 1 – 2 tuần, bạn cần quay lại tái khám để được cắt chỉ và đánh giá tiến độ phục hồi.

5. Độn cằm có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ giúp khắc phục tình trạng cằm ngắn, lẹm, dáng cằm lệch và mất cân đối so với cấu trúc khuôn mặt. Tương tự như các phương pháp làm đẹp khác, độn cằm có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm nhiễm, chảy máu
  • Cằm hoại tử
  • Chảy máu kéo dài
  • Dáng cằm không tự nhiên, bị cộm
  • Cằm dài hoặc bị lệch
  • Tắc mạch, tê cứng khớp hàm

Thống kê cho thấy, đa phần những trường hợp gặp phải biến chứng sau khi độn cằm đều do thực hiện tại các cơ sở nhỏ lẻ, không đảm bảo yếu tố vô trùng, bác sĩ có tay nghề yếu kém và không được đào tạo bài bản.

Nếu thực hiện tại những bệnh viện lớn, độn cằm chỉ gây ra một số phản ứng tạm thời như đau, bầm tím, sưng nề, gương mặt mất cân đối tạm thời,… Đây là những biểu hiện thường gặp sau khi độn cằm và tình trạng có thể thuyên giảm hoàn toàn sau khoảng vài tuần.

6. Độn cằm có giá bao nhiêu?

Chi phí độn cằm là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Đặc biệt là những người đang có ý định thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề này phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp độn cằm, cơ sở thẩm mỹ và một số yếu tố khách quan khác.

Theo khảo sát, chi phí độn cằm dao động khoảng:

  • Độn bằng vật liệu nhân tạo có giá khoảng 15 – 25 triệu (tùy theo chất liệu)
  • Phẫu thuật trượt cằm có giá khoảng 30 – 50 triệu đồng
  • Độn bằng filler có giá từ 7 – 9 triệu đồng
  • Độn bằng mỡ tự thân có giá 9 – 12 triệu đồng

Tuy nhiên cần lưu ý, chi phí thực tế có thể chênh lệch ít nhiều tùy theo khuyết điểm ở vùng cằm và các ưu đãi, chương trình khuyến mãi đi kèm.

7. Một số lưu ý trước khi thực hiện độn cằm

Độn cằm là một trong những phương pháp chỉnh hình hàm mặt được ưa chuộng. Phương pháp này có thể khắc phục các khuyết điểm ở cằm. Và mang lại khuôn mặt thanh thoát, tự nhiên.

Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để độn cằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và hạn chế rủi ro phát sinh. Nên lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
  • Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, lịch sử dùng thuốc và một số vấn đề quan trọng để được tư vấn phương pháp độn cằm phù hợp.
  • Ngoài yếu tố về tay nghề bác sĩ, chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả thẩm mỹ. Do đó, bạn nên tuân thủ các biện pháp chăm sóc được bác sĩ hướng dẫn.
  • Cần ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… trước khi phẫu thuật độn cằm khoảng 2 tuần.
  • Tái khám theo lịch hẹn để được bác sĩ đánh giá tình trạng phục hồi và cắt chỉ
  • Chú ý các biểu hiện bất thường trong quá trình phục hồi và tìm gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sốt cao, đau đầu, cằm đau nhức, mưng mủ,…

Lời kết

Độn cằm là giải pháp khắc phục khuyết điểm cằm ngắn, cằm lẹm, cằm lệch và mất cân đối. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong đợi, cần lựa chọn phương pháp phù hợp với cấu trúc khuôn mặt và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Làm Đẹp
Làm Đẹphttps://webgiadinh.vn/lam-dep/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT