Thứ Bảy, Tháng Tư 13, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeNghệ thuật sốngGiao tiếpKém giao tiếp - Biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cách...

Kém giao tiếp – Biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cách để giao tiếp tốt

5/5 - (7 bình chọn)

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng bậc nhất mà mỗi người cần có. Sẽ không ai biết được bạn muốn gì nếu bạn không tự tin để nói ra những điều mình nghĩ. Giao tiếp kém sẽ đánh mất nhiều cơ hội, ngược lại giao tiếp tốt có thể chinh phục thành công nhanh hơn. Vậy bạn đã khéo léo trong cách ăn nói chưa? Bạn có phải là người chưa giỏi giao tiếp?

MỤC LỤC

Dấu hiệu cho thấy bạn là người giao tiếp kém

Nếu có một trong những biểu hiện sau đây, chứng tỏ bạn là người chưa giỏi trong giao tiếp:

1. Ít nói, ngại nói chuyện với người lạ

Nếu bạn ngại tiếp xúc và nói chuyện với người lạ, lảng tránh khi có ai đó bắt chuyện… là những dấu hiệu của người thiếu tự tin, không giỏi giao tiếp.

Mỗi lần nói chuyện với người lạ bạn như ở chế độ “tắt nguồn”. Hỏi thì nói, không hỏi sẽ im bặt. Nhưng điều này trái ngược hoàn toàn khi gặp hội bạn thân, bạn nói liên hồi và không có điểm dừng.

Lần đầu gặp bạn, nhiều người luôn nghĩ bạn chảnh chọe, khó gần nên mới không nói chuyện. Nhưng trên thực tế, do ngại và chẳng biết nói gì nên mới lặng im.

2. Sợ đi qua một đám đông

Bạn sợ cảm giác đi qua một đám đông và nghĩ họ sẽ phán xét, soi mói hành động, suy nghĩ của mình. Bạn luôn muốn cả thế giới này đừng quan tâm hay để ý đến mình.

3. Lẩn trốn có khách đến nhà

Thay vì ra tiếp khách cùng bố mẹ, bạn luôn chọn cách trốn biệt trên phòng đến khi họ ra về. Bạn lúng túng trước những câu hỏi và không biết trả lời ra sao cho phù hợp.

4. Giải quyết công việc qua tin nhắn, email thay vì gọi điện thoại

Giao tiếp kém khiến bạn luôn tìm kiếm cách giải quyết gián tiếp thay vì trò chuyện trực tiếp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa!

5. Giả vờ bận

Các buổi tối trong tuần cho đến hai ngày cuối tuần, bạn luôn giả vờ bận rộn để tránh những buổi gặp mặt bạn bè. Thực tế bạn chỉ ở nhà xem phim, lướt web nhưng chúng tạo thoải mái hơn nhiều so với việc phải cười đùa hay nói chuyện với ai đó.

6. Không thích kết bạn

Kết bạn là lúc bạn phải làm quen với ai đó từ đầu – điều này khiến bạn sợ hãi. Bạn mệt mỏi với những mối quan hệ mới và “đổ mồ hôi” khi phải nghĩ cách nói chuyện, làm quen.

7. Trên mạng và ngoài đời khác nhau

Nếu bạn chỉ nói nhiều khi ở trên mạng nhưng khi nói chuyện trực tiếp thì lại rụt rè, e ngại. Một người hay trêu đùa, đưa ra ý kiến ở trên mạng sẽ biến thành người chỉ biết im lặng khi gặp mặt trực tiếp. Không phải họ khó chịu khi nói chuyện, chẳng qua họ không giỏi giao tiếp.

8. Điều đáng sợ nhất là giới thiệu bản thân

Cảm giác bị hàng trăm ánh mắt hướng về và lắng nghe bạn giới thiệu bản thân thật sự kinh khủng. Tâm trạng hồi hộp, run rẩy và sợ hãi khiến bạn mất hết sự tự tin. Đây là biểu hiện mà bạn là người kém giao tiếp.

9. Chưa bao giờ nêu ra quan điểm trong các cuộc trò chuyện

Các cuộc trò chuyện trong nhóm chat luôn rộn ràng nhưng với bạn thì không. Bạn âm thầm đọc tin nhắn và dừng lại. Không bình luận, không tương tác vì bạn sợ bản thân nhạt nhẽo, sợ nói rồi không ai trả lời… Cứ vậy, bạn khó mở lời với những người xung quanh. Đây là biểu hiện cực kỳ phổ biến ở người kém giao tiếp.

10. Ăn nói lắp bắp mỗi lần lên bảng hay buộc phải phát biểu

Bạn hồi hộp, tim đập nhanh, nói không ra hơi là dấu hiệu thường thấy khi phải đứng trước đám đông hay trong các cuộc trò chuyện 1:1. Bạn yêu thích cuộc sống một mình và mong muốn đừng ai làm phiền tới.

Nguyên nhân của việc kém giao tiếp

Kém giao tiếp

Mỗi người sẽ có một nguyên nhân cho việc kém giao tiếp. Tuy nhiên thì có một số nguyên nhân điển hình như sau:

1. Thiếu sự tự tin khiến bạn ngại giao tiếp

Sự thiếu tự tin tạo nên tâm thế e ngại giao tiếp. Người thiếu tự tin thường chỉ nhìn vào khuyết điểm của bản thân, chú tâm vào những lỗi lầm trong quá khứ. Việc nhận ra khuyết điểm của bản thân giúp chúng ta có phương hướng phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Tin vào bản thân chính là mẫu chốt của việc phát triển kỹ năng giao tiếp.

2. Ảnh hưởng của người xung quanh làm bản thâm kém giao tiếp

Đôi khi việc giao tiếp kém của một cá nhân không chỉ bị gây ra do chính bản thân người đó mà còn có những nguyên nhân khách quan khác. Gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,… là những người có khả năng trực tiếp xây dựng sự tự tin cho một người. Đôi khi họ cũng là những đối tượng phải chịu trách nhiệm của sự thu mình của một cá nhân.

3. Không hòa nhập được với môi trường

Không có tiếng nói chung là một lý do khiến một người không thể giao tiếp tốt. Sự khác biệt về trình độ văn hóa, vùng miền, nghề nghiệp,… hình thành những rào cản giao tiếp khó vượt qua, giao tiếp kém ra đời từ đó.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì di truyền, thói quen thu mình, lười biếng trong tương tác với mọi người xung quanh,… khiến kỹ năng giao tiếp khó được cải thiện.

Hậu quả của việc giao tiếp kém

1. Tự tách biệt bản thân

Cô độc, bị tách biệt, không có bạn bè là những hậu quả đến sớm nhất với người giao tiếp kém. Người giao tiếp kém thường ngại nói chuyện, dẫn đến khó tạo lập các mối quan hệ. Do đó, họ thường làm việc, ăn uống, thậm chí là giải trí một mình.

2. Tự đánh mất cơ hội

Các mối quan hệ mang lại nhiều cơ hội về công việc. Và dĩ nhiên là không có hoặc rất ít cơ hội được đem đến cho những người giao tiếp không được tốt. Mặt khác, giao tiếp kém khiến bạn vụt mất những cơ hội trong tầm tay, đặc biệt là trường hợp phỏng vấn xin việc, học bổng hay thuyết phục đối tác. Và đừng quên, vốn dĩ bạn đã không có đủ cơ hội để làm vụt mất rồi.

3. Khó khăn trong nhiều hoạt động khác

Ngoài việc cản trở trong công việc và cuộc sống hiện tại, hãy nghĩ xa hơn. Giao tiếp kém mang đến cho bạn nhiều hơn một sự khó khăn, nó gây trở ngại cho bạn ngay cả trong lĩnh vực tình cảm, gia đình, giáo dục con cái,…

Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thực sự của việc giao tiếp kém. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho mình nhé.

Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp

1. Chủ động làm quen với người lạ khi có cơ hội

Hẳn đã có nhiều lần bạn muốn bắt chuyện làm quen với một ai đó nhưng lại thôi vì không đủ can đảm. Nhưng chắc là bạn không muốn điều đó cứ tiếp tục tái diễn đúng không?

Chính vì thế, bắt đầu từ hôm nay, ngay khi có cơ hội, hãy chủ động bắt chuyện với một ai đó mà bạn muốn. Bạn cần tạo ra một cuộc nói chuyện một cách tự nhiên, tránh gò bó.

Ví dụ, nếu đang ở trên đường, bạn có thể hỏi đường đến một nơi nào đó. Nếu ở trường học, bạn hãy bắt chuyện với bạn bàn dưới. Ở công sở, bạn hãy hỏi về công việc, những điều mà bạn chưa biết,…

Cứ như vậy, bạn ngày sẽ tự tin hơn về khả năng giao tiếp của mình.

2. Mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân

Các cuộc họp, các buổi brainstorming, networking… là những cơ hội để bạn phát biểu ý kiến của mình. Nhưng không ít lần người kém giao tiếp ngại ngùng, im lặng mặc dù có ý tưởng.

Các bạn sợ người khác sẽ phán xét suy nghĩ của mình, sợ bị cười vì ý tưởng không giống ai,… Và cứ như thế, ý tưởng của bạn vẫn chỉ là ý tưởng và nằm im trong đầu bạn.

Đã đến lúc bạn cần nghĩ khác đi, một cách tích cực. Hãy dũng cảm nói ra ý kiến của mình, mọi ý tưởng đều sẽ được ghi nhận. Biết đâu đấy, ý tưởng của bạn sẽ giúp giải quyết một vấn đề nào đó thì sao.

3. Bổ sung cảm xúc bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể

Giao tiếp không chỉ là lời nói mà còn bao gồm các cử chỉ phi ngôn ngữ. Chúng là một phần không thể thiếu khi chúng ta giao tiếp.

Việc kết hợp lời nói với điệu bộ của tay, nét mặt,… sẽ giúp bạn không chỉ truyền đạt thông tin mà còn cảm xúc tới người nghe. Điều này góp phần giúp người nghe tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ nhất. Chính vì vậy bạn không được bỏ qua các yếu tố này trong các cuộc nói chuyện.

4. Luyện tập diễn đạt một cách trôi chảy

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn không muốn giao tiếp với người khác. Một trong số đó là bạn ngại vì bạn diễn đạt không trôi chảy, hay bị vấp chỗ này chỗ nọ. Khuyết điểm này có thể được cải thiện miễn bạn luyện tập nghiêm túc.

Một trong những cách hiệu quả mà bạn có thể làm đó là sử dụng Youtube. Bạn hãy lên Youtube và tìm một video bài nói mà bạn thích. Tiếp đó, bạn hãy xem qua video một lần, để ý cách diễn giả thuyết trình, cả lời nói lẫn cử chỉ.

Sau cùng, hãy xem lại video, nhưng lần này bạn hãy xem kỹ. Cứ sau vài giây hoặc khi diễn giả kết thúc một câu nói bạn hãy tạm dừng video và bắt chước nói lại lời của diễn giả cho đến khi bạn diễn đạt một cách rành mạch. Bạn hãy làm như thế cho đến khi kết thúc video.

Bạn cũng có thể tự quay video để review sách, bình luận về một chủ đề nào đó, tập giới thiệu bản thân hay luyện tập thuyết trình trên lớp cũng là một ý tưởng hay nếu bạn kém giao tiếp.

Hãy luyện tập việc này một cách thường xuyên, bạn sẽ bất ngờ với kết quả đạt được đấy.

5. Tránh nói dài dòng, không trọng tâm

Nói dai nói dài thành nói dại. Khi bạn muốn người khác nắm được vấn đề mà bạn đang truyền tải, hãy nói rõ ràng, ngắn gọn nhất có thể. Việc dùng những từ ngữ hoa mỹ, nói lan man không những khiến người nghe khó nắm bắt vấn đề mà đến một lúc nào đó bạn cũng không biết mình đang nói cái gì.

6. Luôn lắng nghe khi người khác nói

Lắng nghe người khác quả thật không dễ nhưng nếu hạ cái tôi xuống, luyện tập để thông cảm cho người khác thì sẽ cải thiện được kỹ năng giao tiếp của bạn. Khi bạn chăm chú lắng nghe người khác nói, họ sẽ có cảm giác được tôn trọng. Điều này sẽ làm họ cảm thấy bạn hiểu những gì họ nói. Qua đó, họ sẽ muốn nói nhiều hơn để truyền tải những gì họ nghĩ.

Lắng nghe người khác nói
Lắng nghe người nói để tôn trọng và thấu hiểu họ!

Tuy nhiên, lắng nghe ở đây không phải là bạn nghe một cách thụ động. Bạn cần phải xử lý những thông tin mà bạn tiếp nhận được.

Bạn nên tập trung lắng nghe những gì mà đối phương đang nói. Hãy biểu hiện điều đó qua ánh mắt, cử chỉ hoặc những cái gật đầu đồng ý. Hãy nhắc lại lời đối phương nói nếu bạn không nghe rõ.

Nếu có điều gì không hiểu, bạn có thể hỏi lại để họ giải thích. Thậm chí, nếu bạn không đồng ý với ý kiến của họ thì có sẵn sàng phản biện với ý kiến của mình.

Lắng nghe là một nghệ thuật,  nếu bạn kém giao tiếp thì nên trau dồi kỹ năng này nhé!

7. Đọc thật nhiều để mở rộng vốn từ

Có khi nào trong đầu bạn chợt loé lên một suy nghĩ, một ý kiến có thể dùng để biện luận hay nói chuyện không? Nhưng bạn lại không biết dùng từ gì để diễn tả lại suy nghĩ đó.

Lý do là vì bạn đang thiếu vốn từ. Sẽ thật tuyệt vời nếu vốn từ bạn phong phú và có thể diễn đạt mọi suy nghĩ của bạn phải không?

Để khắc phục thì hãy chọn cho mình những quyển sách thuộc chủ đề mà bạn yêu thích. Thời đại công nghệ số, bạn cũng có thể đọc nhiều hơn qua những thông tin từ mạng xã hội, những blog, tạp chí hay lĩnh vực bạn ưa thích. Bằng việc đọc chúng mỗi ngày, vốn từ của bạn sẽ cải thiện đáng kể đấy.

8. Tạo chất riêng của bạn để giao tiếp tốt

Giao tiếp không thể áp dụng một tiêu chuẩn chung nào cả. Thể hiện được tính cách, chất riêng của bản thân mình trong khi nói chuyện là phương pháp tốt nhất để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho những ai giao tiếp kém. Hãy luyện tập những yếu tố sau đây để tạo chất riêng cho mình nhé!

Phát âm đúng và rõ ràng

Mọi người sẽ đánh giá khả năng của bạn thông qua vốn từ vựng bạn sử dụng. Nếu bạn không chắc cách nói một từ, hãy đừng sử dụng nó. Hãy nâng cao vốn từ vựng bằng cách đọc các từ mới hàng ngày.

Nói một cách rõ ràng và không được lí nhí. Nếu mọi người luôn yêu cầu bạn phải nhắc lại, hãy cố gắng nói tốt hơn bằng phong cách khác.

Sử dụng đúng từ

Nếu bạn không chắc chắn về ý nghĩa của một từ, đừng sử dụng nó. Lấy từ điển và bắt đầu thói quen học một từ mới mỗi ngày. Thi thoảng sử dụng nó trong các cuộc đàm thoại của bạn trong ngày.

Sử dụng âm lượng thích hợp

Sử dụng âm lượng thích hợp cho bối cảnh. Nói chuyện nhẹ nhàng hơn khi bạn ở một mình và bối cảnh thân mật. Nói to hơn khi bạn nói chuyện với các nhóm lớn hơn hoặc trên khoảng không gian rộng hơn.

Nói chậm hơn

Mọi người sẽ cảm nhận được là bạn lo lắng và bất an nếu bạn nói nhanh. Hơn nữa, người đối diện thích nghe chúng ta nói với tốc độ nói chậm hơn họ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không nói chậm đến mức mà người ta phải kết thúc câu của bạn chỉ để giúp bạn nói xong.

Luyện tập giọng

Giọng cao hoặc nhõng nhẽo không được cho là giọng nói quyền lực. Trong thực tế, giọng cao và nhẹ có thể khiến bạn trở thành mục tiêu của những đồng nghiệp hay gây chuyện hoặc làm người khác không coi trọng bạn.

Hãy bắt đầu luyện tập để hạ thấp độ cao giọng nói của bạn. Hãy thử hát, nhưng làm điều đó thấp hơn một quãng tám trên tất cả các bài hát yêu thích của bạn. Thực hành nó, và sau một khoảng thời gian, giọng nói của bạn sẽ bắt đầu hạ thấp xuống.

Tạo sinh khí cho giọng nói

Tránh một giọng đều đều và hãy sử dụng giọng lên xuống. Âm vực của bạn phải nâng lên và hạ xuống đều đặn. DJ đài phát thanh thường là ví dụ tốt về điều này.

Tạm Kết

Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp cho những ai có kỹ năng giao tiếp kém có được cái nhìn tích cực hơn. Không ai tự nhiên trở nên giỏi mà đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, luyện tập và học hỏi thường xuyên. Nếu bạn quan tâm về các chủ đề về giao tiếp, nghệ thuật sống và phát triển bản thân thì hãy theo dõi Web Gia Đình để cập nhật những thông tin hữu ích cho mình nhé!

Nghệ thuật sống
Nghệ thuật sốnghttps://webgiadinh.vn/nghe-thuat-song/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT