Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeBệnh & triệu chứngMách bạn 10 mẹo trị đau trăng hiệu quả tức thì ngay...

Mách bạn 10 mẹo trị đau trăng hiệu quả tức thì ngay tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Đau răng là cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở khu vực bên trong hay xung quanh hàm răng. Một số nguyên nhân gây đau thường gặp như sâu răng, viêm tủy răng, do các bệnh về nướu (viêm nha chu), mọc răng khôn, răng mọc ngầm hoặc do chấn thương răng, nứt răng hay miếng trám răng lỏng hoặc vỡ ra… Đau răng gây ảnh hướng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bỏ túi ngay một số mẹo trị đau răng hiệu quả tức thì dưới đây.

Cách giảm đau răng bằng nước muối

Muối biển được xem là một mẹo trị đau răng thần kỳ giúp hỗ trợ sức khỏe cũng như hỗ trợ hệ miễn dịch, ổn định nhịp tim và huyết áp, kiềm hóa cơ thể và làm giảm đau răng hiệu quả. Các thành phần chống vi khuẩn tự nhiên có trong muối biển giúp giảm nhẹ triệu chứng đau răng và tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây viêm. Ngoài ra, muối biển cũng chứa hơn 60 loại chất khoáng giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả.

Cách giảm đau răng bằng nước nuối

Cách súc miệng nước muối:

  • Lấy 1 muỗng cà phê muối
  • Cho muối vào ly nước ấm, thử lại có cảm giác lờ lợ là vừa, không súc quá mặn
  • Súc từng ngụm nước muối nhiều lần cho đến khi hết ly.

Các bạn cũng có thể dự trữ sẵn các chai nước muối chuyên dành để súc miệng được bán rộng rãi ở nhà thuốc tây với nồng độ phù hợp để súc miệng hằng ngày ngay cả khi không đau răng để miệng luôn sạch sẽ và răng chắc khỏe.

Mẹo trị đau răng bằng khăn lạnh

Nhiều người lựa chọn chườm lạnh là cách giảm đau hiệu quả

Thông thường, chườm lạnh là cách trị đau răng tại nhà phổ biến nhất. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.

Mẹo trị đau răng bằng khăn lạnh

Cơ chế hoạt động của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, cơn đau sẽ “tê liệt” một phần, dẫn đến tình trạng giảm sưng và viêm.

Nếu má bạn bị sưng, một túi chườm nước đá áp lên ngay khu vực sưng có thể làm thuyên giảm tình trạng này. Hiện tượng sưng má cũng có nguy cơ biểu hiện bạn đang bị áp xe răng hay bên trong răng mưng mủ. Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng đến hàm và các răng khác. Ngoài sưng nướu và sưng má, bạn cũng có khả năng phát sốt.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể thử một mẹo chữa đau răng khác tương tự cách chườm lạnh. Các bước thực hiện gồm:

  • Đặt một ít đá viên trong lòng bàn tay ở cùng bên với khu vực đau răng, ví dụ như bạn bị đau răng bên trái, hãy để tay trái giữ đá.
  • Chà xát các viên đá ở khoảng trống giữa ngón tay cái và ngón trỏ trong vòng 7 phút hoặc đến khi bạn cảm thấy tê ở khu vực này.

Theo một số nhà nghiên cứu, phương pháp này hoạt động nhờ vào khả năng tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên.

Giảm đau răng tại nhà bằng hành tây

Bị đau răng nên làm gì? Hành tây có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp tiêu diệt vi trùng trong khoang miệng, ngăn lây lan và ngừa sâu răng. Đặc biệt, hành tây còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ở răng và nướu, ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Loại nguyên liệu này là liệu pháp trị liệu tại nhà giúp giảm đau, chữa kích ứng nướu và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Giảm đau răng tại nhà bằng hành tây

Bên cạnh đó, trong hành có hợp chất lưu huỳnh. Khi tiếp xúc với nước bọt, chúng giúp tạo thành axit sunfuric gây tê và có tác dụng giảm đau.

Mẹo nhai hành tây trị đau răng:

  • Nhai một lát hành lớn trong vùng kích ứng cho đến khi mùi nồng của hành biến mất
  • Tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi bạn thấy đỡ đau

Trong trường hợp đau răng không thể nhai được các bạn có thể ép lấy nước hành tây và thoa trực tiếp lên chỗ răng đau bằng bông gòn thấm nước ép và lặp lại nhiều lần trong ngày.

Tép tỏi – mẹo trị đau răng tức thì

Tỏi chứa rất nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn viêm và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Không những vậy, tỏi còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây mảng bám trong răng và là cách làm giảm đau răng sâu hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi có chứa allicin, có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.

tép tỏi trị đau răng tức thì

Cách nhai tép tỏi để chữa đau răng

  • Lột vỏ và rửa sạch một tép tỏi. Bắt đầu nhai tép tỏi ở vùng răng đau.
  • Nếu vẫn chưa hết đau, hãy tiếp tục nhai tép thứ hai.

Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzym trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. Nên nếu răng đau không thể nhai cả tép tỏi có thể băm nguyễn và chờ 1 lúc trước khi bắt đầu sử dụng để tận dụng được hiệu quả tuyệt vời của allicin

Có thể kết hợp tỏi với gừng hoặc muối để tăng hiệu quả và giảm sự khó chịu do mùi tỏi gây ra.

Lưu ý rằng những phương pháp này là tạm thời và bạn nên đi đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau.

Dầu đinh hương giúp giảm nhức răng

Đinh hương là 1 dược chất rất tốt trong việc làm giảm các loại đau trong miệng như đau răng, mọc răng hay nhiệt miệng. Một trong những thành phần quan trọng có trong dầu đinh hương là Eugenol, có khả năng gây tê tự nhiên.

Dầu đinh hương giúp giảm nhức răng

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng dầu đinh hương đúng cách. Chẳng hạn, không nên đổ trực tiếp dầu vào chỗ răng đau, điều này sẽ làm cơn đau trở nặng và gây kích ứng lưỡi.

Cách sử dụng dầu đinh hương:

  • Thấm 2 giọt dầu đinh hương vào miếng bông gòn và đặt vào vùng răng đau cho đến khi cơn đau biến mất.
  • Ngoài ra, bạn có thể nhai lá đinh hương để tiết một ít dầu và ngậm khoảng nửa tiếng cho đến khi cơn đau giảm dần.

So với tỏi, đinh hương là 1 mẹo trị đau răng hiệu quả, dễ thích nghi, mùi thơm đặc trưng của dầu đinh hương cũng góp phần làm thư giãn tinh thần và hơi thở thơm tho sau những ngày đau răng khiến chúng ta ái ngại việc vệ sinh răng miệng triệt để. Có thể pha tinh dầu đinh hương vào nước súc miệng mỗi ngày trong giai đoạn chữa trị răng đau đặc biệt khi răng cần điều trị tủy trong 1 thời gian dài.

Sử dụng gel lô hội

Nha đam không chỉ có tác dụng thanh lọc cơ thể mà còn giúp cải thiện sức khỏe răng miệng

gel lô hộ giảm đau nhức hiệu quả

Gel lô hội (nha đam) là thành phần chính của loại thực vật mọng nước này. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia đã sử dụng gel lô hội với những mục đích y học như:

  • Chữa lành vết bỏng
  • Xoa dịu vết thương ngoài da

Gần đây, gel nha đam còn được dùng để làm sạch cũng như làm dịu khu vực nướu bị sưng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có khả năng hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, từ đó tiêu diệt phần nào những vi trùng gây sâu răng.

Để dùng lô hội trị đau răng tại nhà, bạn nên áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng.

Sử dụng Oxy già giảm đau răng

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các loại nước súc miệng trên thị trường

giảm đau răng bằng oxy già
Đau nhức răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt nếu không chữa trị kịp thời.

Dung dịch hydro peroxide hay oxy già là một loại nước súc miệng kháng khuẩn hiệu quả. Theo nhiều chuyên gia, việc súc miệng bằng dung dịch oxy già; đặc biệt mang lại hiệu quả khi bạn bị đau răng do nhiễm trùng. Nước súc miệng oxy già cần được pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa dung dịch hydrogen peroxide 3% và nước.

Bạn nên súc miệng với nước súc miệng oxy già trong 30 giây. Sau đó, hãy nhổ ra và súc miệng lại nhiều lần với nước thường.

Bạn cần lưu ý rằng dung dịch oxy già cực kỳ nguy hiểm nếu bạn chẳng may nuốt phải. Do đó, hãy cẩn thận khi súc miệng. Đồng thời, cũng chính vì lý do này, súc miệng với dung dịch oxy già; không phải là cách trị đau răng tại nhà được khuyến khích áp dụng; như phương thuốc giảm đau răng cho trẻ em.

Mẹo trị đau răng bằng cỏ lúa mì

mẹo trị đau nhức bằng cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Loại cỏ này chứa nhiều vitamin và chất khoáng, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, chúng có thể giúp bạn chữa lành cơ thể từ trong ra ngoài.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cỏ lúa mì để giảm viêm miệng nhanh chóng; và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm lây lan. Bên cạnh đó, cỏ lúa mì có nhiều chất diệp lục giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Cách giảm đau răng bằng lúa mì:

  • Xay nhuyễn cỏ lúa mì cùng với nước.
  • Súc miệng với nước cỏ lúa mì 2 lần mỗi ngày.

Uống trà bạc hà

Uống một cốc trà mỗi ngày để duy trì sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung

uống trà bạc hà giảm đau nhức

Tương tự đinh hương, bạc hà cũng có đặc tính gây tê, từ đó làm dịu cơn đau răng. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà cũng được nhiều người biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn.

Bạn có thể dùng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong 20 phút để làm thành trà bạc hà. Sau khi để nguội, bạn có thể thưởng thức món uống này hoặc dùng nó để súc miệng.

Ngoài ra, một túi trà bạc hà còn ấm cũng có thể được áp trên chiếc răng đau; trong vài phút để xoa dịu cảm giác khó chịu này.

Nếu không thích trà bạc hà, bạn còn có thể tìm mua tinh dầu bạc hà và thấm chất lỏng; này lên một miếng bông gòn tiệt trùng trước khi áp nó vào khu vực đau răng. Đây cũng được xem là một mẹo chữa đau răng tạm thời.

Luôn gối đầu cao

gối đầu cao

Các cơn đau răng xuất hiện khi ngủ luôn khiến bạn cảm thấy phiền toái và áp lực. Gối đầu cao khi ngủ là mẹo trị đau răng thường được áp dụng. Bạn có thể mua gối kê đầu cao chuyên dụng hoặc gối nhiều gối chồng lên nhau để đầu luôn được giữ cao khi nằm. Nếu bạn để đầu nằm ngang với tim, áp suất máu đưa lên đầu; sẽ thay đổi và khiến cho vết viêm, sưng và cơn đau tồi tệ hơn.

Lời kết

Với rất nhiều cách chữa đau răng, nhức răng được chia sẻ ở trên, Web Gia Đình tin chắc rằng các bạn đã bỏ túi được cho mình rất nhiều mẹo trị đau nhức răng hiệu quả. Chúc các bạn sớm loại bỏ được các cơn đau khó chịu.

>> Xem thêm: Review 14 Dòng Bàn Chải Điện Philips Sonicare “Đánh Là Thích”

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT