Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeNghệ thuật sốngGiao tiếpBỏ túi 30 nguyên tắc vàng giúp bạn trở thành chuyên gia...

Bỏ túi 30 nguyên tắc vàng giúp bạn trở thành chuyên gia trong giao tiếp

5/5 - (11 bình chọn)

Nói nhiều chưa hẳn là người giao tiếp tốt. Bạn đã từng làm mất lòng người khác chỉ vì những câu nói vô tình của mình? Con người nói chuyện với nhau là phương thức để tồn tại. Nói chuyện được với nhau không khó, nhưng để trở thành người ăn nói khéo léo, được mọi người yêu quý và tôn trọng chưa chắc là điều dễ dàng. Vậy thì hãy cùng Web Gia Đình tìm hiểu những nguyên tắc vàng trong giao tiếp giúp bạn trở thành một chuyên gia ngay sau đây nhé!

MỤC LỤC

Đặc điểm của người giỏi giao tiếp

Giao tiếp được khác với giao tiếp giỏi. Giao tiếp giỏi là một level mà ai cũng muốn đạt được. Nó giúp chúng ta tự tin ở mọi lúc, mọi nơi và có thể xử lý tốt trong mọi tình huống. Vậy như thế nào là người giao tiếp giỏi. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Người nghe cảm thấy dễ hiểu

Những người giỏi giao tiếp cũng có chung một đặc điểm lớn là họ nói một cách rất dễ hiểu. Bí quyết để nói chuyện một cách dễ hiểu là làm rõ được mục đích và kết luận của cuộc trò chuyện bằng cách suy nghĩ về 2 câu hỏi này khi bạn nói chuyện với người khác.

2. Có hứng thú, mối quan tâm mạnh mẽ tới đối phương

Yếu tố cơ bản nhất của một người giỏi giao tiếp là mức độ hứng thú, quan tâm tới đối phương. Con người có xu hướng có thiện cảm và tin tưởng đối với người nào hiểu và thông cảm với chính bản thân mình. Bất kể trong công việc hay chuyện riêng tư, quan tâm đến đối phương là điều không thể thiếu nếu bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tin tưởng với người khác.

3. Tạo cảm giác thống nhất với đối phương

Những người có kỹ năng giao tiếp giỏi thường giỏi hơn hẳn người khác trong việc nói chuyện cởi mở và tạo được sự tin tưởng từ phía đối phương. Hãy thử để ý xung quanh bạn xem, tôi nghĩ rằng sẽ có người mà có thể ngay lập tức thân quen với người khác ngay từ lần gặp đầu tiên đấy.

Có thể nói rằng, việc tạo cảm giác thống nhất với đối phương sẽ giúp cho những người giỏi giao tiếp có thể ngay lập tức mở lòng với đối phương. Đồng thời cũng khiến cho đối phương cũng mở lòng lại với chính mình.

4. Có thể đọc tâm lý đối phương

Những người có kỹ năng giao tiếp cao rất giỏi trong việc nắm bắt ý định và cảm xúc thực sự ẩn sâu phía bên dưới lớp băng trôi. Vì thông tin ta nói ra chỉ là một phần của ý nghĩa câu nói.

Đọc vị được tâm lý đối phương là đặc điểm của người giao tiếp tốt!
Đọc vị được tâm lý đối phương là đặc điểm của người giao tiếp tốt!

Vậy nên, một người giỏi giao tiếp là người không chỉ nghe ngôn ngữ của đối phương mà còn để ý những biểu hiện phi ngôn ngữ như nét mặt, giọng điệu,…ngoài ra còn đứng trên lập trường của đối phương để cảm nhận câu chuyện đó.

5. Nắm được điểm cốt lõi trong cách nghe

Những người giỏi giao tiếp thường sẽ tập trung vào câu chuyện, từ đó khai thác, mở rộng câu chuyện dựa vào các điểm chính đã nghe được. Trong giới tư vấn, huấn luyện và tâm lý học, việc nghe câu chuyện của người khác được gọi là “lắng nghe”. Để hiểu rõ khách hàng cũng như để đối phương nói ra được ý định thực sự thì lắng nghe là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong giao tiếp.

Nói cách khác, lắng nghe cũng là một thái độ cơ bản để tương tác với khách hàng, đối phương. Giao tiếp là hiểu được suy nghĩ của đối phương. Đó cũng là mục đích của các cuộc hội thoại. Người chỉ luôn miệng ra rả về chuyện của mình sẽ rơi vào hoàn cảnh bị người khác không lắng nghe chuyện của chính mình.

6. Sử dụng khéo léo phép ẩn dụ

Những người có kỹ năng giao tiếp cao thường sử dụng hiệu quả các phép so sánh, ẩn dụ để truyền tải thông điệp của họ. Phép so sánh, ẩn dụ được sử dụng như những “ngôn từ gây thôi miên” nhằm mục đích tăng tính thuyết phục trong lời nói, khiến cho đối phương tiếp nhận thông điệp của mình một cách trôi chảy hơn.

Thay vì trực tiếp nói ra suy nghĩ và ý kiến của bản thân thì việc mượn những truyện ngụ ngôn hoặc câu chuyện của người khác sẽ có sức thuyết phục đáng kể lên đối phương với câu chuyện mình muốn truyền đạt.

7. Nói những chủ đề, câu chuyện thú vị

Chuẩn bị những chủ đề, câu chuyện thú vị, những người có khả năng giao tiếp tốt thường tạo được ấn tượng với người khác rằng muốn nói chuyện thêm với người này, muốn tiếp tục gặp người này.

Ngược lại, những người nghĩ rằng mình rất kém trong giao tiếp thì thường không để ý tới việc chuẩn bị trước câu chuyện hay các chủ đề mà thường chỉ dùng những dữ kiện có sẵn tại chỗ để giao tiếp luôn với đối phương.

Những quy tắc cần thực hành để giao tiếp tốt hơn

1. Mỉm cười – Nguyên tắc vàng để giao tiếp tốt

Nụ cười của bạn không chỉ mang lại sự thân thiện, khiến người khác cảm thấy thoải mái trong khi nói chuyện. Nó mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn.
Hãy mỉm cười kể cả khi chưa quen biết!
Hãy mỉm cười kể cả khi chưa quen biết!
Hãy mỉm cười thật nhiều, cho dù chúng ta chưa quen biết nhau. Nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến những góc khuất của tâm hồn và làm bừng sáng cả những nơi tăm tối tốt nhất.

2. Bắt đầu giao tiếp với một thái độ thân thiện

Lòng nhân ái và lối ứng xử nhẹ nhàng là biểu hiện của một tâm hồn cao thượng. Sự chín chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm đến người khác nhiều hơn quan tâm đến bản thân mình.

3. Nói rõ ràng, đủ nghe

Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.

4. Không nói vòng vo

Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

5. Tránh ậm ừ là nguyên tắc vàng trong giao tiếp

Những từ dư thừa như  “ờ”, “à”đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt khi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

6. Để người khác tin rằng họ là người đưa ra ý tưởng đầu tiên

Mọi người đều thích làm theo ý mình chứ không ai muốn hành động theo lời người khác sai bảo. Ai cũng thích được hỏi về những mong muốn, nguyện vọng và suy nghĩ của họ. Vậy hãy thử làm theo nguyên tắc này bạn nhé!

7. Hiểu nhu cầu của đối phương

Trong giao tiếp, quy tắc để có được một cuộc giao tiếp tốt thì phải hiểu được bản thân mình muốn gì và người đối thoại cần gì. Khi biết được bản thân cần điều gì bạn mới có thể khởi đầu vấn đề mình cần nói tới. Một khi hiểu đối phương muốn gì bạn mới có thể đưa ra những ứng xử đúng đắn.

8. Không chỉ trách, oán trách hay than phiền khi giao tiếp

Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu họ cũng tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế đừng nên lên án chỉ trích hay than phiền ai cả. Chỉ trích một người là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.

9. Khen ngợi, khích lệ người khác thật lòng là quy tắc vàng trong giao tiếp

Những lời khen và lời cảm ơn người khác là nguyên tắc giao tiếp cần có. Để tạo sự thân thiện và tin tưởng trong giao tiếp thì việc khen ngợi đúng thời điểm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ.
Vị tổng thống Mỹ đầu tiên – Abraham Lincoln từng nói rằng: “Ai cũng muốn được người khác khen mình”. Đây là tâm lý phổ biến mà con người ai cũng có. Tuy nhiên, khen phải đúng, phải thật và khen từ tâm một cách chân thành chứ không vụ lợi và không xỏ xiên.

10. Khơi gợi những điều bạn muốn họ làm

Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết. Vậy tại sao ta không làm một điều khó mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha ở một con người.

11. Tôn trọng tính cách của người đối diện

Khi giao tiếp, nguyên tắc tối thiểu là cần biết tôn trọng đối phương. Khi đó sẽ giúp cho bạn xóa mờ khoảng cách và làm cuộc đối thoại sẽ thân thiện hơn.

Về mặt tâm lý, cái tôi của mỗi người là rất lớn. Con người ai cũng muốn mình là nhân vật quan trọng, có những người còn cho mình là cái rốn vũ trụ. Thế nhưng trong giao tiếp ứng xử, bạn sẽ làm mất đi hình ảnh cá nhân nếu để cái tôi của mình lấn át người đối diện.

12. Thể hiện sự quan tâm một cách chân thành

Hãy luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: một để tự giúp mình và một để giúp người khác. Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta có một lòng nhiệt tình vô hạn.

13. Học cách nhớ tên họ mỗi khi gặp một ai đó

Tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đố với họ. Vậy chúng ta hãy cố gắng nhớ tên bất cứ ai chúng ta gặp. Khi gặp lại họ mà bạn nhắc tên thì người đó quả thật sẽ rất vui. Vì vậy, đây là nguyên tắc giao tiếp cần thiết để nâng trình của bạn.

14. Hiểu người khác qua ngôn ngữ hình thể

Người có quyền uy thường làm người khác sợ, không dám nói lên suy nghĩ thật của mình. Do đó, chúng ta cần phải học cách hiểu những thông điệp không lời nằm trong ngôn ngữ hình thể của người đối diện.

15. Khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ

Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào, càng trong tính lặng càng nghe được nhiều. Vậy để giao tiếp tốt thì nên để người khác nói về vấn đề của họ, họ sẽ hứng thú khi kể chuyện của chính mình

16. Nói để người khác nghe

Người giao tiếp giỏi đọc được khán giả của mình, dù là đám đông hay cá nhân. Vì đọc được đám đông nên họ có thể đến phút cuối vẫn thay đổi bài nói hay cách nói khi bắt đầu tương tác với khán giả.

Vấn đề không phải là bạn cần phải nói gì. Vấn đề là bạn cần tương tác với đám đông và chia sẻ những điều mà đám đông đó quan tâm. Khi nhận được những câu hỏi hay, bạn biết rằng bài chia sẻ của mình đã chạm vào khán giả.

17. Lắng nghe để người khác nói

Khi có ai đó nói chuyện với mình, hãy ngưng tất cả mọi hoạt động khác và tập trung lắng nghe họ nói. Chỉ có khi tâm trí ta ở trong hiện tại, tập trung lắng nghe, ta mới thật sự hấp thụ hết được những gì người khác nói. Đừng để cho tiếng ồn, sự mất tập trung vì điện thoại, email làm ta sao nhãng.

Lắng nghe người khác nói
Lắng nghe và tập trung khi người khác đang nói!

18. Nói về điều mà người khác quan tâm

Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm gây ra bất hòa. Một lời độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự. Và có những lời nói có thể cứu được một con người. Vì vậy nói những điều người đối diện quan tâm sẽ làm họ yêu quý bạn hơn, Hãy thực hành nguyên tắc giao tiếp này để được mọi người quý mến bạn nhé.

19. Thật lòng cho thấy họ quan trọng

Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình được nhiều nhất. Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn. Hãy nhớ rằng lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trọng là một sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người.

20. Không cố gắng tranh cãi

  • Khi thấy đối phương bắt đầu nổi cáu thì bạn hãy kết thúc cuộc tranh luận bằng một câu nói vui nào đó.
  • Khi tranh luận với một người, bạn cần định hướng để sau cuộc tranh cãi bạn sẽ có thêm một người bạn.
  • Đừng bao giờ cố tranh cãi với một người ở cấp cao hơn, mà hãy trình bày rõ ý kiến của mình bằng sự khiêm tốn.
  • Tranh cãi là một trò chơi của hai người hay hai nhóm người nhưng trò chơi này thường không có bên nào thắng cuộc cả.

21. Nhìn nhận quan điểm ý kiến của người khác

Trong mọi mối quan hệ, nguyên tắc để cuộc giao tiếp trở nên tốt đẹp là đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc. Mức độ lớn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mỗi con người tùy thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác.
Hãy học cách dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh. Bởi lẽ đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự.

22. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”

Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.

Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc. Nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức họ.

23. Hỏi lại những điều chưa rõ

Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.

24. Liên lạc qua ánh mắt

Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.

25. Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết

Viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó. Đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.

26. Khơi gợi tinh thần vượt khó khăn của họ

Bạn có thể hình dung thử thách cũng giống như gia vị trong các món ăn. Nó sẽ thật dở khi chỉ có vị ngọt của đường. Chúng ta cần chút gia vị để món ăn hấp dẫn hơn. Cũng như cuộc sống cần thử thách để thêm ý nghĩa.
Một người được khơi gợi tinh thần sẽ tiếp cho họ động lực tích cực và cảm thấy bạn là người tôn trọng họ. Hãy áp dụng nguyên tắc này nếu gặp tình huống giao tiếp với một người đang trong một tình huống khó khăn nhé!

27. Không trực tiếp chỉ ra sai lầm của họ

Con người vốn có bản chất kiêu hãnh tự nhiên. Việc nói thẳng ra rằng người nào đó sai lầm chính là một sai lầm lớn nhất.

28. Hãy gợi ý thay vì ra lệnh

Đây là nguyên tắc giao tiếp hay nếu bạn muốn lấy được hiện cảm của ai đó. Cố gắng đừng làm người khác bị tổn thương dù là chỉ là một câu nói đùa. Nếu ra lệnh, họ sẽ không cảm thấy được tôn trọng, ngược lại còn có ác cảm với bạn hơn.

29. Giữ thể diện cho người khác

Khi có ai đó nói chuyện với mình, nếu họ bị xấu hổ trước một tình huống nào đó. Hãy giả vờ như mình không biết chuyện gì xảy ra.

30. Kết nối cảm xúc là nguyên tắc thành thật với bản thân trong giao tiếp

Maya Angelou từng nói “Người khác sẽ quên những gì bạn nói, nhưng họ sẽ luôn nhớ cảm xúc mà bạn tạo ra.” Dù bạn nói gì, chia sẻ nội dung gì, nếu khán giả không có cảm xúc thì những gì bạn nói cũng như là nước đổ lá môn.

Muốn kết nối cảm xúc với người khác, bạn cần minh bạch, thả cho cảm xúc rất người của bạn dâng lên, cho người khác cảm được điều gì đã thúc đẩy bạn. Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn, điều gì bạn luôn đau đáu, luôn đam mê, điều gì làm cho trái tin bạn hát. Muốn giao tiếp tốt, hãy vận dụng thật khôn khéo nguyên tắc này.

Lời kết

Trên đây là những nguyên tắc vàng trong giao tiếp bạn nên áp dụng chúng hàng ngày để trở thành một người khéo ăn nói. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Nếu bạn thấy những kiến thức trên Web Gia Đình thiết thực và có thể áp dụng, hãy để lại đánh giá phía dưới nhé!

Nghệ thuật sống
Nghệ thuật sốnghttps://webgiadinh.vn/nghe-thuat-song/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT