Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhất là khi bạn cách con bao nhiêu năm tuổi khác biệt. Môi trường sống và thời đại con phát triển sẽ rất khác với cái cách mà bạn được lớn lên. Vì vậy, nếu bạn không có phương pháp kịp thời, đúng đắn. Thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào thành công với vai trò làm cha làm mẹ. Cùng nắm bắt những sai lầm trong cách dạy con phổ biến nhất của các bậc phụ huynh hiện nay. Từ đó hãy rút ra kinh nghiệm cho chính mình nhé!
MỤC LỤC
1. Thờ ơ với việc học hành của con
Trường học là nơi bọn trẻ dành nhiều thời gian hơn bất cứ nơi đâu khác ngoài gia đình, đây chính là nơi chịu trách nhiệm không nhỏ trong việc định hình nhân cách con trẻ. Vậy tại sao bạn lại dửng dưng, không quan tâm đến những gì diễn ra tại đó? Vì bạn mệt, vì bạn không hiểu về sư phạm, vì bạn bận, vì công việc của bạn quá căng thẳng?
Hãy nghĩ một chút. Bạn đang làm việc quần quật để làm gì? Chẳng phải để lo cho gia đình mình một cuộc sống đầy đủ, chuẩn bị cho con một tương lai tươi sáng hơn? Và tương lai của con có thật sự sẽ tươi sáng hơn khi bạn không quan tâm đến việc dạy dỗ bé?
Vậy nên hãy nghỉ phép nếu cần thiết, và bạn sẽ thấy thời gian dùng cho việc này là hợp lý; nếu không gặp trực tiếp được thường xuyên thì hãy đều đặn liên lạc với thầy cô của con qua email, điện thoại. Hãy để giáo viên thấy được sự quan tâm của phụ huynh đến những gì đang xảy ra với con ở trường, họ không chỉ cảm thấy công việc của mình được đánh giá đúng, mà cũng sẽ quan tâm đến con bạn nhiều hơn.
2. Khen ngợi con thái quá
Bố mẹ nào cũng đều muốn giúp con mình sống tốt và tự tin, nhưng điều này đôi khi thường bị quá đà. Xây dựng cho một đứa trẻ sự tự tin là tốt, nhưng không phải bằng cách khen ngợi quá lên mỗi khi bé đạt được một thành tích gì đó. Bạn hãy thể hiện sự công nhận những cố gắng và kết quả tốt mà con đạt được, nhưng hãy có chừng mực đủ để con có động lực tiếp tục phát huy chứ không phải cảm thấy mình hơn người.
3. Áp đặt con – Sai lầm trong cách dạy con nhiều nhất
Trẻ con dù còn bé nhưng vẫn đã là một cá thể riêng, có suy nghĩ, mơ ước, và một tương lai riêng. Cha mẹ không nên hướng cách ăn mặc như người lớn lên trẻ con. Chỉ vì giấc mơ được giàu có của cha mẹ, không có nghĩa là họ để đứa con gái bốn tuổi của mình ăn mặc như một “quý bà thành đạt”; tương tự như việc đàn hay, vẽ giỏi – đó là thứ bố mẹ muốn chứ chưa chắc đã phải là ý thích của con.
Tất nhiên bạn hãy dạy con về đam mê, giới thiệu cho con về cuộc sống, nhưng hãy tôn trọng lựa chọn của con chứ đừng nên chủ quan nghĩ điều gì là tốt mà bắt con mình phải theo.
4. Không hoàn thành tốt trách nhiệm của mình
Cách cha mẹ đối xử với nhau rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ ở một đứa trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang lớn. Nếu các bạn đối xử không tốt với nhau, hoặc nếu các bạn chọn cách giải quyết mọi việc bằng cách gào thét vào mặt nhau, đồng nghĩa với việc các bạn đang đẩy con mình vào cách giải quyết tương tự.
Con trẻ thường học bằng cách nhìn việc bố mẹ làm hơn là nghe nói suông. Vậy nên bạn, với tư cách là người làm bố mẹ, hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và sự tôn trọng, để đứa trẻ cảm nhận được giá trị và tình cảm gia đình, giúp bé cảm thấy gia đình là một tổ ấm an toàn cho bé.
5. Hứa suông – Vô tình sai lầm trong cách dạy con
Nghiên cứu cho thấy, trẻ con thường sẽ bắt chước theo hành động của bạn nhiều hơn là lời nói. Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ lại thường dạy con bằng lời nói nhiều hơn là bằng hành động.
Ta dạy con không được xả rác bừa bãi; nhưng lại thản nhiên vứt rác trước mặt con. Cha mẹ dạy con phải yêu thương mọi người, nhưng lại quát mắng người khác trước mặt chúng,… Tất cả những hành động của cha mẹ sẽ được lưu vào bộ não của trẻ. Và chúng sẽ hành động tương tự như những gì chúng quan sát được từ thế giới xung quanh.
6. Không dạy con phải biết chịu trách nhiệm
Không nên để trẻ có suy nghĩ bé sẽ nhận được tiền khi làm các việc lặt vặt trong nhà. Một số ý kiến cho rằng tiền thưởng là một cách rất hay để… khuyến khích trẻ làm nhiều việc hơn. Nhưng nhà không phải là khách sạn, bố mẹ nên giúp con ý thức được rằng bé là một phần của gia đình và cần đỡ đần bố mẹ. Nếu một đứa trẻ đã sớm không có trách nhiệm, làm sao có thể hi vọng khi chúng lớn lên có thể giữ được công việc hoặc thậm chí hoàn thành việc học tại trường?
Vậy nên hãy giao cho con những việc phù hợp với tuổi của bé như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát… Bố mẹ hãy đảm bảo rằng con không phải làm việc quần quật như nô lệ nhưng cũng không thảnh thơi như chỉ là khách trong nhà. Đó thực sự là một cách nuôi dạy trẻ con thiếu kinh nghiệm.
7. Bao bọc con quá mức – Sai lầm trong cách dạy con
Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con mình đến tận răng. Và điều đó làm mất giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại, muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng từ việc dọn phòng ốc; cho đến việc luôn được che chở khỏi mọi tổn thương… Dạy cho con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bạn yêu chúng ít hơn. Ngược lại, bạn đã đang yêu thương con đúng cách rồi đó.
8. Nói mà không làm
Khi răn đe con rằng chúng sẽ bị phạt nếu cứ làm việc A hay việc B; hoặc đã hứa hẹn gì với con, bạn hãy theo đến cùng lời nói của mình. Cả việc hứa thưởng lẫn hứa phạt, nếu không được thực hiện thì đều không hay. Hãy để con hiểu thế nào là “đã nói là làm”, thế nào là chữ tín. Nếu bạn không giữ lời, con sẽ cho rằng những gì bạn nói chẳng có gì là nghiêm túc cả. Và nếu như thế thì làm sao bạn dạy được con mình đây? Như vậy bạn sẽ gặp thất bại trong việc nuôi dạy trẻ con mà thôi.
9. La mắng – Sai lầm trong cách dạy con nghiêm trọng
Sử dụng “roi vọt” để ngụy trang cho việc thiếu tôn trọng là cách dạy con của hầu hết các bậc cha mẹ tại Việt Nam. Họ cho rằng, nếu ngọt ngào quá với con mình thì sẽ dẫn đến tình trạng bé hư hỏng.
Đồng thời, họ cũng tin rằng nhất định phải dùng đòn roi mỗi khi bé làm sai. Đây là tư duy dạy con hết sức sai lầm vì bạo lực không chỉ khiến cho trẻ bị tổn thương về mặt thể chất; mà còn khiến cho chúng bi tổn thương về tinh thần. Sau này, khi chúng đối xử với ai cũng sẽ gắt gỏng; và tiêu cực như chính cha mẹ đã làm với mình.
10. Luôn so sánh con với người khác
Trong thực tế, rất nhiều bố mẹ hay so sánh con mình với con người khác. Cha mẹ thường dùng những câu đại loại như: “Sao con đạt điểm thấp thế?”. Hay là “Bạn A được những 10 điểm cơ đấy”; hoặc “bạn B ngoan thế mà con lại hư vậy…”; “Con làm mẹ/bố phát điên lên ấy. Con nhà người ta vừa học giỏi lại biết thương yêu bố mẹ còn con thì…”.
Cha mẹ không hay biết rằng điều này sẽ hình thành khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Không một đứa trẻ nào muốn mình bị đem ra so sánh với đứa trẻ khác.
11. Không dành thời gian cho con
Trẻ nhỏ luôn cần được lắng nghe; và chỉ ra những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, phụ huynh luôn quá bận rộn với công việc. Họ thường bỏ quên những cơ hội được trò chuyện với trẻ; để trẻ tự chơi và tìm hiểu những điều xung quanh.
Việc để con tự lập là điều tốt cho trẻ. Nhưng nếu điều này dần trở thành thói quen, trẻ sẽ sống trong thế giới riêng của mình. Dần dần chúng sẽ không cần lời khuyên hay hướng đi nào từ bố mẹ. Điều này dễ dàng làm trẻ tự cô lập bản thân và bị tự kỷ. Bạn không thể lấy lại thời gian đã trôi qua. Nhưng từ bây giờ hãy học cách trân trọng từng phút giây bên trẻ nhỏ.
12. Chiều chuộng quá mức – Sai lầm trong cách dạy con
Vì yêu thương con, cha mẹ thường có suy nghĩ dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Họ đáp ứng mọi đòi hỏi của con mà không cần suy nghĩ. Có nhiều bậc phụ huynh còn bênh vực con mình khi bé có tranh chấp.
Mặc dù không biết ai đúng ai sai. Thói quen chiều chuộng con cái thái quá là cực kỳ nguy hiểm đối với bé. Vì được đáp ứng mọi nhu cầu nên bé sẽ hình thành tư duy xem mình là nhất. Hình thành sự vô tâm và ỷ lại vào người khác. Đặc biệt là trong giai đoạn nhận thức vàng từ khoảng 3 tuổi đến 6 tuổi. Nếu bạn dạy con kiểu này, chắc chắn việc giáo dục trẻ mai sau sẽ là cực kỳ khó khăn.
Bài viết trên đã tổng hợp tất cả những sai lầm trong cách dạy con của phụ huynh. Web Gia Đình luôn mang đến kiến thức đúng đắn về cách nuôi dạy con tốt nhất. Hãy nhấn theo dõi để được nhận thông báo về bài viết bổ ích mới nhất nhé!