Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeLàm đẹpChăm sóc daTàn nhang là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị tàn...

Tàn nhang là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị tàn nhang hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Tàn nhang là một dạng rối loạn sắc tố da có tính chất di truyền. Tình trạng này đặc trưng bởi các đốm nhỏ; có màu nâu nhạt đến nâu đậm xuất hiện ở những vùng da hở như da mặt, tay, cổ và lưng. Tàn nhang chỉ gây thương tổn ở vùng thượng bì (lớp nông của da) nên có thể loại bỏ hoàn toàn nếu chăm sóc và điều trị đúng cách. Cùng Web Gia Đình tìm hiểu tàn nhang là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị tàn nhang hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là một dạng tăng sắc tố da lành tính có tính chất di truyền. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến nữ giới. Bệnh thường khởi phát sớm, có thể xuất hiện ở giai đoạn 2 – 3 tuổi hoặc bắt đầu khi đến tuổi dậy thì.

Tàn nhang
Tàn nhang là gì?

Tàn nhang đặc trưng bởi các đốm tròn có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Mọc tập trung hoặc rải rác và ảnh hưởng đến các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Như gò má, tay, cổ và lưng. Đây là bệnh da liễu lành tính, không gây đau, châm chích, ngứa và hay nóng rát. Tổn thương do bệnh lý này hiếm khi tiến triển thành tế bào ung thư.

Tàn nhang thường gặp ở người có làn da trắng; mỏng và người có tiền sử gia đình mắc các bệnh da liễu do tăng sắc tố melanin. Mặc dù không gây ngứa ngáy hay khó chịu nhưng các đốm nâu. Do tàn nhang ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và yếu tố tâm lý.

>> Xem thêm: [Tất Tần Tật] Liệu Pháp Massage Trị Liệu Và Những Điều Bạn Nên Biết

2. Dấu hiệu nhận biết tàn nhang

Biểu hiện lâm sàng của tàn nhang tương đối dễ nhận biết. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tàn nhang có bị nhầm lẫn với nám da, đồi mồi và nốt ruồi.

Dấu hiệu nhận biết tàn nhang

Các dấu hiệu giúp nhận biết tàn nhang, bao gồm:

  • Da xuất hiện các đốm nhỏ có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm. Một số trường hợp có thể xuất hiện đốm tàn nhàng màu vàng sẫm hoặc màu đỏ
  • Kích thước dao động từ một đến vài mm
  • Mọc rải rác hoặc tập trung. Số lượng đốm tương đối đa dạng và thường không đồng nhất
  • Thường xuất hiện ở những vùng da hở có tần suất tiếp xúc với ánh nắng cao như mặt (đặc biệt là vùng gò má), vai, cổ, tay và lưng
  • Màu sắc của tàn nhang thường đậm hơn sau khi tiếp xúc với ánh nắng

3. Nguyên nhân gây tàn nhang

Tàn nhang là hệ quả do sắc tố melanin (sắc tố khiến da đen sạm) tăng lên quá mức. Khiến da hình thành các đốm nâu nhạt, nâu đen hoặc đỏ.

Một số nguyên nhân có thể gây tàn nhang, bao gồm:

  • Di truyền: Nghiên cứu di truyền học nhận thấy, người bị tàn nhang có gen trội Melanocortin1 receptor. Gen này kích thích sắc tố melanin sản sinh quá mức khiến da hình thành các đốm có màu nâu nhạt đến nâu đen.
  • Tiếp xúc với ánh nắng: Tia UV-B trong ánh nắng mặt trời có khả năng kích thích các tế bào melanocytes tăng sản xuất melanin. Khiến da hình thành các đốm nâu trên bề mặt. Tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên còn làm tăng màu sắc và số lượng của các đốm tàn nhang. Do đó, chúng thường có xu hướng đậm hơn vào mùa hè và nhạt màu vào mùa đông.

Thống kê cho thấy, tàn nhang thường xuất hiện ở người da trắng và người da vàng, rất hiếm khi xuất hiện ở người da đen.

4. Nổi tàn nhang có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, tàn nhang là tình trạng da liễu lành tính, không gây ngứa ngáy, đau rát, châm chích. Không làm tăng nguy cơ ác tính hóa tế bào. Tuy nhiên, các đốm nâu ở da có thể ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý và ngoại hình

So với các dạng rối loạn sắc tố da khác như nám da, đồi mồi, mụn ruồi, bạch biến,… tàn nhang thường dễ điều trị hơn. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, các đốm nâu trên da có thể tái phát sau một thời gian ngắn.

>> Xem thêm: Cấu Trúc Da Và 6 Bước Hoàn Hảo Cho Làn Da Không Tì Vết

5. Một số phương pháp điều trị tàn nhang phổ biến

Điều trị tàn nhang có nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng kem bôi, thuốc uống, laser, chemical peeling, đốt điện,… Để đạt hiệu quả điều trị cao, bác sĩ thường yêu cầu kết hợp giữa phương pháp xâm lấn với sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách.

5.1 Điều trị tàn nhang bằng laser

Laser là phương pháp điều trị tàn nhang hiệu quả nhất hiện nay. Đặc biệt là với các đốm đậm màu. Phương pháp này sử dụng tia laser với bước sóng chọn lọc nhằm phá hủy sắc tế melanin ở lớp thượng bì.

Điều trị tàn nhang bằng laser

Sử dụng tia laser giúp phá hủy các tế bào melanin. Loại bỏ đốm tàn nhang và làm đều màu da
Điều trị bằng laser được thực hiện theo từng liệu trình riêng biệt. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định mức độ tổn thương. Sau đó lựa chọn tia laser, bước sóng phù hợp và tần suất chiếu. Nhằm loại bỏ đốm nâu và làm đều màu da.

Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh (chỉ sau vài lần chiếu). Không gây đau, chảy máu hay khó chịu khi thực hiện. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, da có thể bị sẹo lõm, tăng sắc tố và tái phát.

5.2 Sử dụng kem bôi và thuốc uống

Đối với những trường hợp có các đốm tàn nhang mờ và số lượng ít. Có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Ngoài khả năng làm mờ đốm nâu, các loại thuốc và kem bôi còn có tác dụng chống lão hóa; làm đều màu da và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

Các loại kem bôi và thuốc uống được sử dụng để điều trị chúng, bao gồm:

  • Kem bôi chứa AHA: AHA (alpha hydroxy acid) là loại axit hoạt động trên bề mặt da. Giúp loại bỏ tế bào chết, dưỡng ẩm và làm mờ các đốm nâu.
  • Thuốc bôi Tretinoin: Thuốc bôi Tretinoin (dẫn xuất của vitamin A) có tác dụng ức chế sản sinh keratin; tái tạo các mô liên kết, làm bong tế bào vảy. Hạn chế tích tụ bã nhờn trong nang lông và thúc đẩy đổi mới tế bào biểu bì..
  • Thuốc bôi chứa Hydroquinone: Hydroquinone là hợp chất hydroxyphenolic có cấu trúc gần giống với tiền chất của sắc tố melanin. Hoạt chất này có khả năng ức chế ezyme tyrosine nhằm ngăn chặn quá trình chuyển đổi enzyme DOPA thành melanin (sắc tố khiến da đen sạm).
  • Thuốc bôi chứa Acid azelaic: Acid azelaic là loại acid có nguồn gốc từ lúa mì và lúa mạch. Hoạt chất này ức chế cạnh tranh với enzyme tyrosine. Nhằm hạn chế tổng hợp melanin và làm mờ các đốm nâu trên bề mặt da.
  • Thuốc bôi chứa Arbutin: Arbutin được chiết xuất từ lá khô của cây dâu tây có khả năng ức chế tyrosinase trong tế bào keratinocytes.
  • Axit Ascorbic (vitamin C): Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ức chế tổng hợp melanin và kích thích sản sinh collagen.

Lưu ý:

Hầu hết các loại kem bôi da đều có hiệu quả chậm và cần ít nhất 3 – 6 tháng để loại bỏ hoàn toàn các đốm tàn nhang. Ngoài ra, các sản phẩm này có thể khiến da kích ứng và tăng sắc tố. Nếu không có biện pháp tránh nắng và chăm sóc đúng cách.

5.3 Các biện pháp điều trị khác

Ngoài áp dụng liệu pháp laser và dùng thuốc; bạn cũng có thể điều trị chúng với một số phương pháp khác:

"Điều

  • Đốt điện: Đốt điện là phương pháp xâm lấn sử dụng tia điện. Nhằm phá hủy các đốm nâu trên da do tàn nhang và nám da. Tuy nhiên, do nguy cơ gây thâm sẹo cao nên hiện nay phương pháp này ít được thực hiện.
  • Dùng nito lỏng: Chấm nito lỏng lên các đốm nâu có thể phá vỡ và loại bỏ các mô da thâm sạm. Sau khi chấm nito, vùng da tiếp xúc sẽ có xu hướng đậm màu, khô lại. Bong ra hoàn toàn sau khoảng 1 tuần.
  • Chemical peeling: Chemical peeling là phương pháp sử dụng axit ở nồng độ cao (5 – 30%) thoa trực tiếp lên da. Nhằm loại bỏ tế bào thượng bì, kích thích da sản sinh collagen và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất từ các loại kem bôi.

Hầu hết các phương pháp xâm lấn đều có hiệu quả nhanh. Đem lại cải thiện rõ rệt hơn so với việc sử dụng thuốc uống và kem bôi. Tuy nhiên các phương pháp này đều tiềm ẩn rủi ro và biến chứng nếu thực hiện tại các phòng khám nhỏ lẻ, bác sĩ da liễu thiếu chuyên môn hoặc không có chế độ chăm sóc đúng cách.

6. Cách chăm sóc khi da bị tàn nhang

Tàn nhang có thể xuất hiện ồ ạt, đậm màu hơn hoặc tái phát nhiều lần nếu không có chế độ chăm sóc khoa học. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bạn cần chăm sóc da toàn diện nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Ngăn ngừa thâm sẹo và hạn chế nguy cơ tái phát.

  • Tránh nắng là biện pháp quan trọng nhất khi điều trị các bệnh ngoài da do rối loạn sắc tố nói chung và tàn nhang nói riêng.
  • Hương liệu trong các sản phẩm chăm sóc và trang điểm có thể khiến da bắt nắng và có nguy cơ thâm sạm.
  • Các loại thuốc uống và kem bôi điều trị bệnh da liễu có thể khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với tia UV.
  • Nên uống nhiều nước và tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A và chất chống oxy hóa như dâu tây, cam, bưởi, quýt, việt quất, quả bơ,… Thành phần dinh dưỡng từ các loại thực phẩm này giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Hỗ trợ tiêu trừ gốc tự do và ức chế các tế bào melanin.
  • Không tự ý sử dụng các sản phẩm trị tàn nhang không rõ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần. Sử dụng các sản phẩm này có thể khiến da thâm sạm, kích ứng và tổn thương nghiêm trọng.

Tàn nhang là vấn đề da liễu do tính chất di truyền. Vì vậy tình trạng này có khả năng tái phát nhiều lần – ngay cả khi điều trị và chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

7. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tàn nhang?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tàn nhang, ví dụ như:

  • Yếu tố di truyền: tàn nhang được qui định bởi gen, nên nếu cha mẹ của bạn có tàn nhang, thì có nghĩa là bạn cũng có thể bị giống như vậy;
  • Những người có da và mắt sáng màu, đặc biệt là trẻ em;
  • Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời;
  • Sử dụng phương pháp điều trị hormone.

Lời kết

Tàn nhang là một trong những vấn đề da liễu thường gặp. Do căn nguyên bắt nguồn từ gen (di truyền) nên tình trạng này có khả năng tái phát thường xuyên. Chính vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, cần tránh nắng và chăm sóc da đúng cách để hạn chế nguy cơ lan rộng và tái đi tái lại.

Làm Đẹp
Làm Đẹphttps://webgiadinh.vn/lam-dep/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT