Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeDấu Hiệu Cơ Thể Thiếu Vitamin, Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung

Dấu Hiệu Cơ Thể Thiếu Vitamin, Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung

5/5 - (3 bình chọn)

Vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể đó là duy trì sự sống. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin kéo dài thì hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, gây ảnh hưởng tới năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây ra là gì và bổ sung vitamin bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Vitamin là gì?

Vitamin được biết đến từ năm 1905 khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sữa đã cho rằng trong sữa có “một số chất không được công nhận … với số lượng rất nhỏ, cần thiết cho sự tăng trưởng và nuôi dưỡng bình thường”.

Năm 1912, trong khi đang nghiên cứu gạo, nhà nghiên cứu Casimir Funk đã tách một “yếu tố” hữu cơ mà ông miêu tả là amin (giống như axit amin). Bởi vì nó rất quan trọng với cuộc sống, nên ông kết hợp hai từ lại, cho ra thuật ngữ vitamin.

Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể:

Các loại vitamin
Các loại vitamin thông thường

Vitamin A: giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.
Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.
Vitamin C: làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.
Vitamin D: cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương.
Vitamin E: liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào.

Vitamin có vai trò quan trọng đối với sự sống, tuy nhiên nhận biết việc chúng ta thiếu Vitamin hay không; lại là việc không đơn giản

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu Vitamin nghiêm trọng

  • Thiếu vitamin A: Cơ thể sẽ dễ nổi mụn, người mệt mỏi, da khô, tóc khô, suy giảm thị lực, mắt mờ vào buổi tối (quáng gà), dễ mắc bệnh.
  • Thiếu vitamin E: Tính tình bất thường, da khô, tóc yếu, lão hóa nhanh.
  • Thiếu vitamin D: Chiều cao kém phát triển, hay ra mồ hôi, căng thẳng mất ngủ. Trẻ em còi xương , người già hay loãng xương.
thiếu vitamin
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin.
  • Thiếu vitamin B1: Triệu chứng ăn không tiêu, tiêu chảy, người bồn chồn, lo lắng.
  • Thiếu vitamin B2: Dễ bị lở, loét miệng, người mệt mỏi, da tóc khô.
  • Thiếu vitamin B6: Tóc rụng, người dễ nổi mụn, mệt mỏi, vết thương lâu khỏi
  • Thiếu vitamin B12: Đau đầu, ăn không cảm thấy ngon miệng, dễ bị táo bón, kém tập trung.
  • Thiếu vitamin C: Dễ bị chảy máu chân răng, nướu răng, tụ máu trên da, vết thương lâu lành.

Nguyên nhân gây thiếu Vitamin

  • Do cung cấp thiếu: chủ yếu do chất lượng của lương thực và thực phẩm không đảm bảo như: gạo bị mốc, rau quả bị úa, héo hoặc do chế biến không đúng như vitamin C bị nhiệt độ phá hủy; vitamin B1 bị chất kiềm phá hủy… Đặc biệt, những người nghiện rượu thường ăn uống thiếu chất, rượu cũng làm tổn thương cơ quan tiêu hoá dẫn đến giảm khả năng hấp thu các vitamin nhóm B và gây xơ gan.
  • Do rối loạn hấp thu: tiêu chảy kéo dài, nghiện rượu, bệnh lý dạ dày – tá tràng. Đặc biệt, ở những người cao tuổi do sự giảm chức năng của cơ quan tiêu hoá như giảm tiết dịch mật, dịch tụy, dịch dạ dày kết hợp với tình trạng giảm nhu động ruột, hay bị táo bón dẫn đến cản trở hấp thu các chất.
  • Do nhu cầu của cơ thể tăng: phụ nữ có thai, cho con bú; thiếu niên tuổi dậy thì, người sau khi bị bệnh nặng. Những trường hợp này có thể bổ sung vitamin và khoáng chất bằng chế độ ăn uống đầy đủ; chỉ dùng thuốc uống hoặc tiêm khi không ăn được do rối loạn tiêu hoá hoặc ăn không đủ (mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…).

Cách bổ sung Vitamin

Đầu tiên chúng ta nên xác định xem cơ thể đang thiếu vitamin nào; và tìm được chính xác nguyên nhân của nó. Chúng ta có thể đến gặp bác sĩ để được tư vẫn hoặc bổ sung vitamin qua các thực phẩm sau:

bổ sung vitamin
Bổ sung vitamin bằng các thực phẩm hàng ngày.
  • Vitamin A có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như: gan cá, dầu cá, lòng đỏ trứng, sữa… Nhưng tiền vitamin A (dạng anpha hoặc bêta caroten) lại có nhiều trong thực vật như: các loại rau, quả có màu đỏ, vàng như bí đỏ, gấc, ớt ngọt, cà rốt, cà chua…
  • Vitamin C có nhiều trong rau quả tươi như: cam, chanh, quýt, bưởi, chuối; và cả thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, gan cá, sữa, trứng… Chú ý: không nên dùng vitamin C liều cao; kéo dài sẽ có nguy cơ bị sỏi thận do tạo muối oxalat; nên dùng vào buổi sáng hoặc trước 16 giờ, không nên dùng vào buổi tối.
  • Vitamin D có nhiều trong nấm; bơ và dầu gan cá (tổng hợp vitamin bằng ánh sáng mặt trời trước 8 giờ sáng).
  • Vitamin E có nhiều trong bột mì, mầm ngũ cốc, quả hạnh nhân; các loại rau có màu xanh như hoa lơ xanh, rau cải xanh…
  • Vitamin B1 có nhiều trong vỏ cám và các loại hạt ngũ cốc, đậu…
  • Vitamin B2 có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc, đậu, trứng…
  • Vitamin B8 có nhiều trong gan bò, sữa bò, đậu nành.
  • Vitamin B12 chỉ có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như gan cá, dầu gan cá, trứng, sữa bò, sữa dê

Lời Kết

Ảnh hưởng của việc thiếu vitamin là rất đa dạng. Nếu bạn lo ngại về bất cứ loại vitamin nào trong cơ thể hãy hỏi ý kiến bác sỹ. Một điều quan trọng nữa bạn nên nhớ rằng: bổ sung các loại vitamin bằng các loại thực phẩm là cách tốt nhất. Bổ sung các viên vitamin cũng là một giải pháp tốt; và trong trường hợp đó bạn nên ưu tiên sử dụng các loại Multivtamin; bao gồm tổng hợp nhiều loại vitamin trong thành phần.

 

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT