Tết trung thu được xem là ngày tết đoàn viên hay còn được gọi ngày tết thiếu nhi. Trung thu đi đâu chơi là những câu hỏi mà bố mẹ thường xuyên nhận được mỗi dịp lễ. Vậy bố mẹ đã biết được những địa điểm vui chơi trung thu sắp tới cho bé chưa? Hãy cùng Web Gia Đình khám phá những địa điểm đi chơi trung thu cho gia đình vào dịp này sắp tới nhé!
MỤC LỤC
Tìm hiểu về tết trung thu
Trung thu là ngày tết đoàn viên gia đình, là nét văn hoá truyền thông biết bao đời nay của người Việt Nam, bởi nó mang trong mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa hết sức thú vị.
Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về điều này. Hãy cùng Web Gia Đình tìm hiểu những ý nghĩa thú vị của ngày tết trung thu. Từ đó có thêm thông tin, kiến thức chia sẻ các bé yêu nhà mình, bố mẹ nhé.
Ý nghĩa tết trung thu với trẻ em
Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết vừa dành cho gia đình lại vừa dành cho trẻ em. Đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.
Chính vì vậy, trong ngày này những đồ chơi dành riêng cho trẻ được bày bán khác nhiều. Có thể kể đến như nhân vật từ đất nặn tò he, lồng đén đa dạng hình thú, đầu lân hay mặt nạ ông địa,….
Đặc biệt, trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau rước đèn lồng đi khắp phố phường. Không chỉ vậy, xen kẽ vào là các hoạt động trò chơi dân gian quen thuộc, bao gồm nhảy ô, kéo co, rước sư tử cùng tiếng trống đánh vang cả đường, reo hò.
Ngoài những trò chơi trên, các con còn được quây quần cùng gia đình phá cỗ. Đồng thời sum họp cùng nhau thưởng thức chiếc bánh trung thu truyền thống.
Tết trung thu còn có tên gọi khác là gì?
Tết trung thu không chỉ là ngày tết mang ý nghĩa quây quần, tụ họp cùng gia đình. Thêm vào đó đây còn là ngày lễ vui chơi dành cho trẻ. Chính vì vậy, nó còn thêm 3 tên gọi khác. Đó là Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, Tết hoa đăng.
Trong dịp Tết này, trẻ em sẽ được người lớn tặng cho các món đồ chơi thú vị. Và đôi lúc lại là những món đồ do chính tay các bé làm nên. Các món đồ chơi thường thấy trong dịp ngày tết trung thu là: Đèn lồng, mặt nạ,… Không chỉ vậy, những chiếc bánh trung, các loại trái cây là món ăn không thể thiếu trong dịp này.
Tết trung thu diễn ra khi nào?
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng, trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn. Ông đạo sĩ này còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm nhạc. Tại đó, ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên. Do vậy, ông đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y, và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng.
Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Và trong năm 2020 này, tết trung thu sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 01/10 dương lịch. Mặc dù rơi vào ngày thường, nhưng bố mẹ cũng có thể dành buổi chiều dẫn con đi chơi nhiều địa điểm thú vị.
Tại sao có tết trung thu?
Tết trung thu kéo dài và lưu truyền từ năm này sang năm khác. Đây được xem ngày tết khá quan trọng và ít ai bỏ qua. Theo phong tục của người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu. Theo đó, người lớn còn mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Trung Thu cũng là dịp để con cái hiểu được công lao săn sóc của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình cảm gia đình lại càng khăng khít thêm.
Mới đầu, Tết Trung Thu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Sau này, Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em là chính.
Cũng trong dịp Trung Thu, mọi người thường mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng. Đồng thời, người Việt lại tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu. Hình ảnh con Lân tượng trưng cho điềm tốt lành.
Địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội cùng trẻ
Tại Hà Nội hằng năm cũng tổ chức ra những địa điểm vui chơi thú vị cho trẻ và gia đình trong ngày này. Hãy cùng tìm hiểu những địa điểm đi chơi trung thu này nhé.
1. Phố hàng Mã (phố đèn lồng)
Đây được xem như phố lồng đèn quen thuộc của người dân Hà Thành vào dịp Trung Thu. Trong ngày này, khắp phố sẽ trang trí nhiều đèn lồng bắt mắt, đủ màu sắc, kiểu dáng.
2. Địa điểm đi chơi trung thu – Hồ Gươm
Ngoài phố Hàng Mã chuyên trưng bày, bán lồng đèn, Hồ Gươm là một địa điểm địa điểm đi chơi trung thu; được trang trí lồng đèn đầy màu sắc. Đi khắp Hồ Gươm trong dịp này, cả gia đình sẽ có thêm nhiều khung ảnh đẹp qua sự trang trí tài tình, đẹp mắt tại đây.
3. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Là nơi trưng bày, tổ chức các hoạt động về cội nguồn dân tộc Việt. Không còn phải là những trang sách vở lịch sử dày đặc chữ. Khi đến đây, con có cơ hội trải nghiệm, học tập rất nhiều về lịch sử của dân tộc mình. Hãy thử trải nghiệm nhé
4. Địa điểm đi chơi trung thu – Công viên Thủ Lệ
Đây được xem như một vườn thú giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Thủ Lệ giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu và ngắm nhìn thế giới động vật tận mắt. Nghe thì cứ tưởng không liên quan đến ngày tết trung thu, nhưng khi đến ngày này, tại đây cũng tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị.
5. Times City
Năm nào trung tâm cũng là một trong những địa điểm đi chơi trung thu được nhiều gia đình lựa chọn. Tại đây cũng tổ chức rất nhiều hoạt động tưng bừng đón Trung thu dành cho gia đình. Có thể kể đến như các trò chơi truyền thống, làm bánh nướng, bánh dẻo, lễ hội hoa đăng, lễ diễu hành trung thu…
6. Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên
Cũng như Times City, Aeon Mall luôn tổ chức đa dạng các hoạt động mừng trung thu dành cho gia đình. Đặc biệt, tại đây còn tổ chức hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa.
7. Địa điểm đi chơi trung thu – Tràng Tiền Plaza, Royal City
Luôn được trang trí bắt mắt, sinh động trong những ngày lễ lớn. Đặc biệt ngày tết trung thu, với những đèn lồng màu sắc, đa dạng các hoạt động, trò chơi cho trẻ. Bởi vậy đây là địa điểm đi chơi trung thu được nhiều gia đình lựa chọn bởi không gian ấm cúng nhưng vẫn hiện đại
Trung thu đi địa điểm đi chơi nào ở TPHCM?
Cũng như Thủ đô Hà Nội, tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng diễn ra khá nhiều hoạt động dành cho trẻ
1. Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Hằng năm, tại phố đi bộ luôn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho gia đình vào dịp này.
2. Địa điểm đi chơi trung thu – Nhà thiếu nhi TPHCM
Được xem là nơi đặc biệt của nhiều thiếu nhi tại Thành phố. Trong ngày lễ trung thu cũng vậy, tại đây tổ chức khá nhiều hoạt động vui chơi. Thêm vào đó, nhà thiếu nhi còn giúp trẻ có cơ hội hiểu thêm về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày này.
3. Phố đèn lồng Lưỡng Nhữ Học
Mệnh danh là thiên đường lồng đèn nghệ thuật với hàng trăm mẫu đèn lồng khác nhau. Tương tự như phố Hàng Mã Hà Nội, con phố này cũng tạo nên bức trang lung linh màu sắc, đẹp mắt.
4. Địa điểm đi chơi trung thu – Công viên văn hoá Suối Tiên (quận 9)
Không chỉ trang trí bắt mắt, ý nghĩa trong ngày lễ trung thu. Tại đây còn tổ chức thêm các chương trình vô cùng đặc sắc. GIúp trẻ vừa vui chơi lại vừa hiểu thêm ý nghĩa của ngày tết này.
5 Lễ hội đèn lồng Aeon Mall
Lễ hội này luôn được tổ chức hằng năm vào dịp trung thu. Xem như một hoạt động đầy ý nghĩa, giúp gia đình có thêm nhiều bức hình kỷ niệm cùng nhau.
6. Cầu Ánh Sao – Hồ Bán Nguyệt
Tại đây được trang trí với những dải đèn đầy màu sắc, đài phun nước rực rỡ trong đêm trăng tròn.
7. Địa điểm đi chơi trung thu – Công viên Lê Thị Riêng
Công viên luôn tổ chức khá nhiều hoạt động thú vị khác nhau vào các ngày lễ, tết. Đặc biệt là hoạt động thả đèn hoa đen đặc sắc được xem là nổi bật nhất tại đây.
Trên đây là những địa điểm đi chơi trung thu được Web Gia Đình tổng hợp và chia sẻ. Chúc gia đình bạn có một buổi trung thu vui vẻ, ấm áp bên gia đình và người thân.