Trong nền giáo dục tiên tiến hiện nay, có rất nhiều các phương pháp giáo dục toán học hiện đại giúp cho trẻ tiếp thu tốt môn học khô khan này. Một trong những phương pháp được các nước tiên tiến trên thế giới ưa chuộng chính là Finger math. Vậy để hiểu rõ hơn về phương pháp toán học Finger Math này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Finger Math là gì?
Finger Math có nguồn gốc từ Hàn Quốc> Đây là phương pháp học toán tư duy qua việc tính nhẩm bằng ngón tay. Phương pháp học toán Finger Math tương tự như phương pháp soroban. Sự khác nhau lớn nhất là phương pháp Finger Math sử dụng ngón tay để làm các thuật toán cộng trừ trong phạm vi dưới 100; còn Soroban lại sử dụng một bàn tính soroban tưởng tượng để có thể cộng trừ nhanh phạm vi không giới hạn.
Lợi ích khi học phương pháp toán học Finger Math?
Vậy tại sao phương pháp toán học Finger Math lại được ưa chuộng đến vậy?
1. Giúp rèn luyện tư duy, logic
Toán là một trong những môn học giúp con người rèn tính tư duy, suy luận logic,…Thế nhưng nó cũng là một trong những môn học khó nhằn. Bắt đầu từ năm 3 tuổi, trẻ con đã được làm quen với các con số; phép so sánh ít nhiều hay các phép toán đơn giản. Nhiều trẻ ngay từ đầu đã gặp cản trở với những con số. Điều này dẫn đến tự ti, tiếp thu kém, tư duy không nhạy bén. Đây cũng là một trong những nỗi lo của các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Và Finger Math giúp giải quyết triệt để các vấn đề trên.
2. Cải thiện cách nhìn của con về toán học
Phương pháp học toán finger math sẽ giúp trẻ tránh được việc học toán một cách thuộc lòng. Đây chính là sai lầm của nhiều phụ huynh Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc khi một đứa trẻ bị cha mẹ liên tục bắt nhắc lại các phép tính cộng; trừ, nhân, chia.
Trong khi đó, não bộ của trẻ còn quá nhỏ để tập trung cao độ vào một vấn đề không hấp dẫn. Thường việc bắt con đọc thuộc lòng chỉ khiến trẻ mất nhiều thời gian để học và căng thẳng, bối rối hơn. Phụ huynh đôi khi cũng mất kiềm chế khi thấy con em mình tiếp thu chậm. Giải pháp tối ưu nhất chính là đưa ra phương pháp dạy bé học toán Finger Math. Giúp bé có thể hiểu vấn đề căn bản của toán học, hứng thú với toán.
3. Phương pháp toán học giúp con tiếp thu dễ dàng hơn
Finger math giúp trẻ biết sử dụng đôi bàn tay lên xuống nhịp nhàng. Có hiệu quả mô tả các con số trong phạm vi 0-99 để tính toán. Việc này khiến bé không còn lúng túng khi thao tác cộng trừ quá 10; cũng như khi kết hợp nhịp nhàng giữa cơ thể và tư duy. Giúp bé tỉnh táo, tập trung hơn đồng thời phát triển cân bằng cả 2 bán cầu não. Từ đó giúp trẻ có thể pháp triển một cách toàn diện.
4. Nâng cao khả năng tập trung
Lợi ích tiếp đến của phương pháp Finger Math chính là việc giúp bé rèn luyện được sự tập trung cao độ. Đây là phương pháp giúp người học có thể cộng trừ liên tiếp nhiều số với nhau. Việc thực hiện nhiều phép toán một lúc kết hợp hoạt động cơ thể sẽ giúp bé phải tập trung cao độ. Phương pháp toán học Finger Math có thể hiểu đơn giản như một quy luật logic.
Finger Math không đòi hỏi tư duy người học cao hơn mức bình thường. Chỉ cần bé hiểu được quy luật ấy thì việc tính toán sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Một khi nắm được quy luật thì bé sẽ ngày càng tập trung nhiều hơn nữa vào các phép toán được đặt ra. Qua đó không chỉ kỹ năng tính toán được tăng lên; mà tinh thần tập trung cũng được phát triển tối đa.
Finger Math đã chứng minh được hiệu quả qua việc đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Và điều này đã được các nước tiên tiến đón nhận. Phương pháp này được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Trẻ em được tiếp xúc với phương pháp này từ nhỏ sẽ tránh được “Hội chứng sợ học môn Toán” – Dyscalculia .
Quy trình dạy trẻ phương pháp toán học Finger Math?
Bạn muốn dạy con học toán theo phương pháp Finger Math? Các bố mẹ có thể tham khảo, hướng dẫn con học tại nhà trong phần dưới đây:
- Bước 1: Dạy trẻ đếm từ 1 đến 9 và tăng dần mức độ khó để con đếm thành thạo đến 100.
- Bước 2: Dạy bé về quy tắc bàn tay trái và bàn tay phải.
- Bước 3: Sau khi bé thành thục hai phần kiến thức, dạy con về quy tắc cộng, trừ.
Một trong các quy tắc cốt lõi của toán Finger Math là quy tắc bàn tay phải, bàn tay trái. Đây là nền tảng để bé tính toán thành thạo. Trong đó:
Cách biểu thị số: xòe ngón tay ở bàn tay phải thể hiện chữ số đơn vị. Xòe ngón tay ở bàn tay trái để thể hiện chữ số hàng chục. Ví dụ: biểu thị số 11, xòe ngón trỏ ở bàn tay phải và bàn tay trái. Biểu thị số 67 xòe ngón giữa ở bàn tay phải và ngón trỏ ở tay trái. Để thành thạo quy tắc bài tay trái, bàn tay phải sẽ khá mất thời gian và cần sự kiên trì.
Lưu ý khi dạy trẻ về Finger Math?
Khả năng tiếp thu của trẻ rất nhanh nhạy, tuy nhiên khả năng tập trung lại khá thấp. Vì vậy, bố mẹ có thể kết hợp vừa học vừa chơi để kích thích sự hào hứng học tập của con. Mỗi ngày 30 phút là thời gian lý tưởng để hướng dãn bé học toán tư duy. Nếu duy trì đều đặn 30 phút học mỗi ngày; thì với các bé từ 6 đến 8 tuổi sau 2 tuần đã có thể tính toán thành thạo. Việc giáo dục con cần có thời gian và quá trình. Vì vậy, bố mẹ cần kiên trì với con.
Để có thể dạy con đúng thì bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về phương pháp này. Bạn có thể tìm hiểu qua youtube, web, sách,… Nếu như bạn cảm thấy tự ti về khả năng truyền đạt, kiến thức về Finger Math. Bạn có thể tìm kiếm các trung tâm dạy Finger Math để cho con tham gia. Hiện có rất nhiều các trung tâm giáo dục Finger Math trên toàn quốc.
Lời kết
Web Gia Đình đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp học toán Finger Math. Đây có lẽ là phương pháp dạy con học Toán tốt nhất cho đến hiện tại. Trẻ biết đến phương pháp học này thường có xu hướng đam mê môn Toán và cảm thấy môn Toán rất dễ dàng. Vì vậy các phụ huynh nên dành chút thời gian để hướng dẫn con về Finger Math. Hỗ trợ giúp con tự tin trên hành trình chinh phục tri thức nhé!