Thức ăn nhanh hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến trên thị trường. Nó thực sự là món ăn khoái khẩu với các bạn trẻ, công chức, nhân viên văn phòng, người lao động trong thời đại công nghiệp hiện nay. Tuy tiện lợi, đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm… nhưng liệu chúng có thực sự tốt cho sức khỏe? Cùng Web Gia Đình tìm hiểu về đồ ăn nhanh qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Thức ăn nhanh và thực trạng hiện nay của chúng
Thức ăn nhanh hay còn gọi là Fastfood, là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến tại chỗ và phục vụ cho người ăn một cách nhanh chóng. Thông thường, các món ăn này được chế biến với các thành phần được làm nóng trước hoặc đã được nấu từ trước và phục vụ khách hàng theo hình thức gói mang đi.
Theo một vài nghiên cứu của những Tạp chí dinh dưỡng uy tín gần đây; thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều chất khác nhau thường không có lợi cho sức khỏe. Thức ăn nhanh chứa nhiều đường, muối, và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa; cũng như nhiều chất bảo quản và thành phần đã qua chế biến.
Đối tượng phục vụ chính của các loại thức ăn nhanh là nhóm thanh thiếu niên. Theo phân tích của Viện Thực phẩm về dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động: chỉ riêng thế hệ thanh thiếu niên đã chỉ 45% số tiền dành cho thực phẩm của họ vào thức ăn nhanh.
Thức ăn nhanh không nhất thiết là xấu, nhưng trong nhiều trường hợp; nó được chế biến kỹ lưỡng và chứa một lượng lớn carbohydrate; đường bổ sung, chất béo không lành mạnh và muối.
Theo Robert Wood Johnson Foundation, hầu hết mọi người đều đánh giá thấp lượng calo mà họ đang ăn trong một nhà hàng thức ăn nhanh. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nhiều calo hơn trong thức ăn nhanh so với thức ăn được chế biến ở nhà. Ăn tại nhà hàng bổ sung từ 160 đến 310 calo mỗi ngày.
Đồ ăn nhanh dễ gây nghiện
Nguyên nhân của sự gây nghiện nằm ở chỗ đồ ăn nhanh trong thành phần luôn chứa nhiều thịt – chất dễ gây nghiện nhất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người chỉ ăn rau và thịt gia cầm, cá và với số lượng nhỏ thịt bò thì có sức khỏe tốt hơn vì họ có mức cholesterol thấp hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa và ít bị ung thư ruột kết so với người thường xuyên ăn nhiều thịt.
Ảnh hưởng của thức ăn nhanh đến sức khỏe
Thức ăn nhanh thường có hàm lượng calo cao nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Khi thức ăn nhanh thường xuyên thay thế thức ăn bổ dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn, nó có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, sức khỏe kém và tăng cân.
1. Chứa đường và chất béo
Nhiều loại thức ăn nhanh có thêm đường. Nó đồng nghĩa với việc thừa calo mà lại ít dinh dưỡng. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đề nghị chỉ ăn 100 đến 150 calo đường bổ sung mỗi ngày tương đương khoảng 6 – 9 muỗng cà phê. Một lon soda 340 gam chứa 8 muỗng cà phê đường. Điều đó tương đương với 140 calo, 39 gam đường và không có gì khác.
Chất béo chuyển hóa là chất béo được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Nó được tìm thấy trong:
- Bánh nướng;
- Bánh ngọt;
- Bột bánh pizza;
- Bánh quy giòn;
- Bánh quy.
Không có loại chất béo chuyển hóa nào tốt cho cơ thể và lành mạnh. Ăn thực phẩm có chứa chất này có thể làm tăng LDL (cholesterol xấu), giảm HDL (cholesterol tốt) và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bệnh tim mạch chuyển hóa.
2. Quá nhiều muối Natri
Thức ăn nhanh thường nhiều natri; do đó khi tiêu thụ natri nhiều có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc sưng phù. Chế độ ăn nhiều natri cũng nguy hiểm đối với những người mắc bệnh huyết áp; bởi natri làm tăng huyết áp và gây tăng áp lực cho hệ thống tim mạch của bạn.
Một nghiên cứu nhỏ trên Tạp chí Tăng huyết áp cho thấy: tiêu thụ nhiều muối có thể có tác động tức thì đến hoạt động bình thường của mạch máu của một người.
3. Gây hại đến hệ hô hấp
Lượng calo dư thừa từ bữa ăn nhanh có thể gây tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp; bao gồm hô hấp và khó thở. Ở trẻ em, nếu ăn thức ăn nhanh ít nhất ba lần một tuần; có nhiều nguy cơ dẫn đến mắc bệnh hen suyễn.
4. Nguy cơ gây bệnh thận
Lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và bệnh viêm cầu thận hoặc thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tuy nhiên, không phải tất cả đồ ăn nhanh đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để giữ gìn sức khỏe, chúng ta nên cố gắng xác định các loại thức ăn nhanh có chứa ít muối, chất béo, đường, tổng lượng carbohydrate và hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.
5. Tác hạn của thức ăn nhanh đến hệ thần kinh trung ương
Thức ăn nhanh có thể giúp bạn “giải tỏa” cơn đói trong thời gian ngắn nhưng những hậu quả mà nó đem lại là vô cùng to lớn. Những người ăn nhiều thức ăn nhanh và bánh ngọt chế biến có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 51% so với những người không ăn hoặc ăn rất ít.
6. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Cơ quan giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm tại Mỹ (Food and Drug Administration (FDA) cho rằng một chế độ ăn nhiều muối thường gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp, có nghĩa là một người có nhiều khả năng bị cơn đau tim, đột quỵ , bệnh thận, hoặc bệnh tim.
7. Không tốt cho hệ thống sinh sản
Các thành phần trong thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một nghiên cứu cho thấy trong thực phẩm chế biến thường có nhiều phthalates. Đây là một hóa chất có thể làm gián đoạn hoạt động của hormone trong cơ thể. Tiếp xúc nhiều với hóa chất này có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản, thậm chí còn có thể làm tăng nguy dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
8. Ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa
Hầu hết thức ăn nhanh chứa nhiều carbohydrate và có ít hoặc không có chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như: táo bón và bệnh viêm ruột thừa, cũng như giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng trở lại. Theo thời gian, những đợt tăng đột biến insulin có thể khiến làm tăng nguy cơ kháng insulin, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng cân.
9. Ảnh hưởng đến da
Theo Mayo Clinic, socola và thực phẩm nhiều dầu mỡ như pizza là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá do chúng chứa nhiều carbohydrate. Thực phẩm giàu carb dẫn đến lượng đường trong máu tăng, đây là nguyên nhân có thể gây ra mụn trứng cá, cũng có nhiều khả năng mắc bệnh chàm.
10. Ảnh hưởng đến hệ xương
Lượng carbs và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng axit trong miệng làm hỏng men răng, tạo điều kiện vi khuẩn có thể bám vào và gây sâu răng. Thừa cân, béo phì cũng có thể dẫn đến các biến chứng với mật độ xương và khối lượng cơ.
11. Không tốt cho khứu giác
Đồ ăn nhanh, đặc biệt là trong các nhà hàng, luôn là thứ hấp dẫn trẻ em, một phần vì cảm giác được ăn tại một nơi sang trọng, phần khác là do trẻ em bị hấp dẫn bởi hàm lượng chất béo quá nhiều trong thức ăn… rồi được uống nước ngọt có ga. Thói quen này sẽ khiến trẻ em lớn lên gặp phải những trở ngại về khứu giác so với những đứa trẻ ít dùng đồ ăn nhanh.
12. Nguy cơ gây ung thư
Hơn 100 mẫu gà nướng thức ăn nhanh dường như có 2-Amino-1-methyl-6-phenylimidazo (4,5-b) pyridine hoặc PhIP, một chất hóa học khi thịt được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định có thể dẫn đến ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết ở người.
13. Chức năng nhận thức
Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt xông khói, một số đồ chiên và sữa lắc thường chứa nhiều chất béo bão hòa có thể tác động tiêu cực đến chức năng não và trí nhớ. Lượng axit béo bão hòa hấp thụ cao hơn có thể làm giảm tốc độ ghi nhớ và tính linh hoạt cũng như khả năng ghi nhớ của bạn.
Lời kết
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo: đồ ăn nhanh không phải là loại thực phẩm hoàn toàn tốt cho sức khỏe, nếu các bạn trẻ vẫn giữ thói quen ăn đồ ăn nhanh thì nguy cơ bị béo phì và mắc bệnh tim mạch là điều không tránh khỏi. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy hạn chế sử dụng thức ăn nhanh một cách tối đa nhất nhé.