Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeDinh dưỡngAn toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Các tiêu chuẩn vệ...

An toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

5/5 - (1 bình chọn)

Thời gian qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến rất phức tạp. Rất nhiều loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không an toàn đang được lưu hành trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy thì an toàn thực phẩm là gì? Cần làm gì để thực phẩm không còn là mối lo của chúng ta nữa. Hãy cùng tìm hiểu để trang bị nhiều hơn cho mình kiến thức đúng đắn nhé.

An Toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Những công ty chuyên cung cấp thực phẩm, chế biến thực phẩm và buôn bán thực phẩm tại chợ cũng đều cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tối đa cho người dân.

Tại sao phải giữ an toàn vệ sinh thực phẩm?

an toàn vệ sinh thực phẩm
Việc giữ gìn cho thực phẩm luôn sạch là điều tất yếu nhất hiện nay.

Khi tìm hiểu an toàn vệ sinh thực phẩm là gì thì bạn cũng cần nắm được tại sao lại phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy cho nên, việc giữ gìn cho thực phẩm luôn sạch là điều tất yếu nhất hiện nay.

1. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì một cuộc sống lành mạnh

Ai trong chúng ta cũng cần có một cuộc sống lành mạnh và những bữa cơm ngon cùng gia đình. Nhưng điều đó lại đang ngày càng bị đe dọa bởi những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường.

Tình hình đó dẫn đến việc cần phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho người dân một cuộc sống lành mạnh nhất có thể.

2. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì lợi ích chung

Hiện nay, vấn đề giữ vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào đó mà vấn đề này trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Nói như vậy để hiểu được rằng, giữ gìn vệ sinh thực phẩm chính là đảm bảo lợi ích chung của tất cả mọi người.

Khi mọi người được cung cấp những thực phẩm sạch và đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì xã hội sẽ ít có người bị bệnh hơn, cơ hội phát triển cũng nhiều hơn.

Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Vậy có những tiêu chuẩn nào để biết được thực phẩm có an toàn, vệ sinh hay không. Hiện nay, trên thế giới mỗi nước sẽ có điều luật, quy định riêng về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, chúng đều được dựa trên 02 tiêu chuẩn sau:

1. Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)

HACCP – Phân tích mối nguy và những điểm kiểm soát tới hạn. Là tiêu chuẩn tiếp cận dựa trên xác định rủi ro, và có hệ thống để ngăn ngừa ô nhiễm sinh – hóa học và vật lý của thực phẩm trong môi trường sản xuất , đóng gói và phân phối.

Khái niệm HACCP được thiết kế để chống lại những mối nguy hiểm đến sức khỏe bằng cách xác định vấn đề an toàn thực phẩm tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra; thay vì kiểm tra các thực phẩm về các mối nguy hiểm sau thực tế. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải kiểm soát chất gây ô nhiễm tại một số các điểm chính trong quy trình sản xuất thực phẩm; tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất và phân phối.

2. Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices)

giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng được quốc tế công nhận để sản xuất sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, bổ sung chế độ ăn uống, mỹ phẩm và các thiết bị y tế.

Các hướng dẫn này đưa ra những nguyên tắc chung mà cơ sở nhà sản xuất phải thực hiện. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm luôn có chất lượng cao trong khâu chế biến, sản xuất, phân phối; đồng thời an toàn cho người sử dụng. Bao gồm kiểm tra sản thực phẩm bắt buộc tại các điểm kiểm soát quan trọng

Tại Việt Nam; để kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp, cá nhân cần có đầy đủ giấy tờ theo quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình sản xuất . Một số giấy tờ cần thiết như:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP.
  • Giấy kiểm nghiệm thực phẩm
  • Giấy kiểm nghiệm môi trường (đối với các cơ sở sản xuất)
  • Và một vài giấy tờ khác tùy theo loại thực phẩm đang kinh doanh.

Hậu quả nếu không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Mọi người luôn quan tâm rằng an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? một phần cũng vì hậu quả nếu không giữ gìn sẽ vô cùng trầm trọng.

Bạn chỉ nghĩ một cách đơn giản là nếu không giữ gìn cho thực phẩm được sạch thì mọi người phải đối mặt với nguy cơ thực phẩm bẩn ngày càng nhiều. Nhưng trên thực tế thì hậu quả lại nặng hơn như vậy rất nhiều lần.

1. Lượng người ngộ độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng

Một hậu quả mà chúng ta thấy rõ được trước mắt khi không giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm đó chính là lượng người ngộ độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca ngộ độc trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm bẩn.

Thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm. Và thật đáng buồn là con số này cứ ngày càng một nhiều hơn. Đấy là lý do cần thiết nhất để chúng ta lên tiếng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

2. Công ty buôn bán thực phẩm bẩn mọc lên ngày càng nhiều

Nếu không thắt chặt và giúp người dân cũng như chính quyền hiểu rõ được an toàn vệ sinh thực phẩm là gì và những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra thì chắc chắn những công ty buôn bán thực phẩm bẩn sẽ ngày một mọc lên rất nhiều.

Lợi dụng lòng tin của người dân cũng như sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra thực phẩm nên những công ty này sẽ buôn bán trái phép thực phẩm bẩn. Điều này khiến cho người dân hoang mang và không biết làm thế nào để phân biệt được thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch như thế nào.

3. Giá thực phẩm không ổn định

Một hậu quả nữa mà người dân phải gánh chịu đó chính là giá thực phẩm không ổn định. Một số người dân phải bỏ số tiền quá lớn cho những thực phẩm bẩn mà không hề hay biết. Trong khi đó, người dân vẫn hoàn toàn tin tưởng rằng thực phẩm mình mua là thực phẩm sạch. Điều này khiến cho mức giá của thực phẩm trở nên không rõ ràng và người dân không xác định được mình nên mua thực phẩm như thế nào.

Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vậy để đề phòng việc ngộ độc, nhiễm độc, tử vong do thực phẩm bẩn hay mất vệ sinh. Cả cộng đồng cần phải chung tay như thế nào để giữ gìn vệ sinh cũng như sáng suốt trong quá trình sử dụng thực phẩm.

rửa tay thường xuyên

1. Người tiêu dùng

Một số cách đảm bảo an toàn thực phẩm khi ăn uống, lựa chọn, và chế biến thực phẩm:

  • Lựa chọn các cơ sở kinh doanh thực phẩm uy tín, đầy đủ giấy phép, và ko có lịch sử gây ngộ độc thực phẩm.
  • Khi chế biến cần phải rửa sạch tay, bề mặt thớt và nơi sơ chế.
  • Không dùng chung vật đựng đồ sống, đồ chín. Vì có thể lây nhiễm chéo vi khuẩn và ký sinh trùng từ đồ sống sang đồ chín
  • Ăn chín, uống sôi. Không nên ăn thực phẩm sống. Bởi thực phẩm sống thường chứa nhiều giun, sán, các vi sinh vật và vi trùng có hại cho cơ thể.
  • Bảo quản thực phẩm luôn ở nhiệt độ thích hợp.
  • Không ăn đồ đã để lâu, mốc hư hỏng.
  • Không mua thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, và không được kiểm nghiệm.
  • Nên sử dụng thực phẩm tươi sống để chế biến. Bởi thực phẩm để lâu dễ hỏng, gây hại cho cơ thể.

2. Doanh Nghiệp, Công Ty:

  • Tuân thủ quy định của nhà nước, thế giới về mọi tiêu chuẩn trong giữ gìn VSATTP.
  • Theo dõi sát sao quy trình chuẩn bị sản xuất, phân phối sản phẩm để đảm bảo chất lượng
  • Kiểm soát nguồn nguyên vật liệu an toàn và vệ sinh. Không chế biến vượt mức các loại phụ gia thực phẩm cho phép gây ra nguy hại đến người tiêu dùng
  • Thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ thường xuyên. Đảm bảo, cải tạo lại quy trình sản xuất khi cần thiết.

Tình hình chung về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng; trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống; tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

– Mặc dù đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ; và vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật; điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các bệnh do kém chất lượng về an toàn thực phẩm; và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

– Trong những năm gần đây, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, tràn lan, không đúng liều lượng và danh mục cho phép. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác; sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai gây mất an toàn thực phẩm; và chưa từng hề xin cấp phép giấy phép vệ sinh thực phẩm hiện nay.

– Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Một số lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus Corona theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh.

thực phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Khi đi mua thực phẩm

  • Sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm.
  • Không mua thịt vật nuôi bị ôi, hỏng.
  • Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ.
  • Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết do bệnh vì đây là nguồn gây bệnh nguy hiểm.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.

2. Khi chế biễn thực phẩm tại nhà

  • Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.
  • Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh lây chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
  • Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn.)

Ăn uống đảm bảo vệ sinh:

  • Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh qua thực phẩm.
  • Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống. Trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa, đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình.
  • Không uống chung ly/cốc/chén nước với người khác.

3. Một số nguyên tắc vệ sinh khác

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước. Giặt khăn thường xuyên và giữ cho khăn luôn khô, sạch. Không treo khăn mặt, khăn tắm ẩm ướt trong nhà tắm.
  • Tránh để tay tiếp xúc với mặt, mắt, mũi, miệng
  • Trong thời gian còn dịch bệnh nên hạn chế bắt tay hoặc ôm người khác. Nên dùng khăn giấy sạch khi dụi mắt hoặc lau vết bẩn. Rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ấm, hoặc dùng nước rửa tay khô trước khi đeo găng tay.
  • Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật: nên chú ý các vật dụng, hoặc các vị trí hay được mọi người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang hay bất kỳ đồ vật nào có bề mặt tiếp xúc với tay. Vì thế nên đeo găng tay khi đến các nơi công cộng như siêu thị, công viên.

Rửa tay ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng; sau khi rửa tay, tránh tiếp xúc vào khoá vòi nước, tay nắm cửa (có thể lót tay bằng một chiếc khăn giấy sạch để khóa vòi nước, hoặc để đóng/mở cửa, sau đó vứt khăn vào thùng rác).

Tại gia đình, hãy chú ý giữ gìn vệ sinh các vật dụng như bàn phím máy tính, điện thoại để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, laptop., hãy lau sạch các vật dụng này thường xuyên.

Lời kết

Để đảm bảo các nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng phục vụ người tiêu dùng trong đó chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng như nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, điều kiện sản xuất và quan trọng là vấn đề tự ý và đề cao đạo đức của những người sản xuất, kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng thực phẩm.

Nếu mọi người cùng đồng lòng “tẩy chay” các loại thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm đã được kiểm định thì sức khỏe của mọi người sẽ được đảm bảo, an toàn hơn.

>> Xem thêm: Quả mọng là gì? Lợi ích và những loại quả mọng phổ biến

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT