Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeBệnh & triệu chứng11 Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi Và Các Biện Pháp...

11 Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi Và Các Biện Pháp Phòng Tránh

5/5 - (4 bình chọn)

Những người tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát. Vậy những căn bệnh đó là gì? Cách phòng tránh và chăm sóc bệnh nhân như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Người cao tuổi đa số mắc các bệnh về xương khớp

Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là mùa lạnh.

Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy.

Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở người cao tuổi; đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

2. Bệnh về hệ thần kinh trung ương

Người cao tuổi có nhiều thay đổi ở hệ thần kinh trung ương như giảm trọng lượng của não; tỷ trọng của chất trắng và chất xám thay đổi; tổng lượng neuron giảm mạnh và số lượng mảng lão hóa tăng lên. Do đó, người cao tuổi thường chậm chạp; kém minh mẫn, suy giảm trí nhớ.

Một số bệnh lý thường gặp ở hệ thần kinh trung ương đó là sa sút trí tuệ, parkinson, alzheimer,… Tuy nhiên, sa sút trí tuệ là bệnh lý của hệ nhận thức vì một số người già họ vẫn minh mẫn.

3. Bệnh về tim mạch ở người cao tuổi

Quả tim của người cao tuổi thường to hơn và chiếm một thể tích lớn trong lồng ngực. Lúc này hệ thống các nút xoang, phát xung điện điều chỉnh nhịp tim cũng bị ảnh hưởng bởi những biến đổi giải phẫu. Các van tim bị calci hóa và trở nên xơ cứng, dẫn tới ngăn cản khả năng đóng khít và gây ra bệnh lý về van tim.

Những bệnh về hệ tim mạch thường gặp như bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, các bệnh van tim như hở van hai lá, van ba lá,…

Ngoài ra những bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện rượu bia,…

4. Những bệnh về hệ tiêu hóa

Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng…

Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà người cao tuổi hay gặp phải là do ít vận động. Một số người cao tuổi thường ngồi một chỗ; thêm vào đó là ít ăn rau, uống ít nước nên rất dễ bị bệnh trĩ.

Người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính… Các loại bệnh này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu; gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ; mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh ở người cao tuổi phát sinh.

5. Bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường gặp các bệnh này do suy giảm sức đề kháng; nhất là các bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra. Do đó, họ dễ mắc các bệnh như tâm phế mạn tính, hen phế quản; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm họng, viêm phế quản… khi thời tiết chuyển mùa.

6. Hội chứng dễ bị tổn thương/ phức tạp

Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý; tâm lý do không còn được làm việc như trước nữa, rất dễ khiến họ trở nên tủi thân; cảm thấy không được tôn trọng và muốn được mọi người chú ý.

bệnh người cao tuổi
Người cao tuổi nên tiếp xúc với nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau

Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, gia đình hãy tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau; thường xuyên trò chuyện, bàn luận những vấn đề họ quan tâm và hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của người lớn tuổi trong nhà.

7. Chứng bệnh đường tiếu niệu

Chịu ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục như các bệnh viêm bàng quang; sỏi tiết niệu đặc biệt là u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới, hoặc u xơ cổ tử cung ở nữ giới; nhiều khả năng dẫn đến ung thư… Những bệnh về hệ bài tiết khiến họ đi tiểu nhiều lần tiểu dắt, tiểu són; nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái và càng khiến họ cảm thấy tự ti trong cuộc sống.

8. Rối loạn một số chỉ số về mỡ máu

Cholesterol, triglycerid; rối loạn về chức năng gan: SGOT, SGPT; đái tháo đường (bệnh tiểu đường) cũng là một số biểu hiện dễ gặp ở người cao tuổi do suy giảm chức năng sinh lý; đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người cao tuổi có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu…

Bệnh đái tháo đường không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn gặp ở người tuổi trẻ nhưng với người cao tuổi thường ít được phát hiện mà khi đã phát hiện bệnh thì thường muộn, đôi khi đã có biến chứng.

Ngoài ra, người ta còn thấy người cao tuổi thường thiếu một lượng nước cần thiết do thói quen uống ít nước hoặc ăn nhiều chất đạm như: cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò… làm xuất hiện một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc làm da khô, nứt nẻ khó chịu…

9. Hội chứng tiền đình ở người cao tuổi

Hội chứng tiền đình bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai,… Gồm có hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương. Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đình do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đình – ốc tai, thiếu máu đến não, hậu quả của các bệnh lý về tai (viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai xương chũm,…) từ giai đoạn trước,…

Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đình trung ương), chấn thương do té ngã,… Tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình ở người cao tuổi là 2,0 %.

10. Hiện tượng đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch màu não, là từ gọi chung của những bệnh lý nhồi máu hoặc xuất huyết não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não.

Mặt khác, thành mạch suy yếu, dễ vỡ cùng với hậu quả của bệnh tăng huyết áp (nếu mắc trước đó) dẫn đến hậu quả dễ xảy ra xuất huyết mạch máu não. Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.

người cao tuổi
Người cao tuổi nên thường xuyên đi khám định kỳ.

Tỷ lệ hiện mắc của bệnh này ở người già là 21,9%. Để phòng bệnh đột quỵ, chúng ta nên khuyên ông bà, cha mẹ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn ít mỡ; nên tập thể dục nhẹ vào buổi sáng, tập dưỡng sinh, nếu cần thiết thì uống thuốc dưỡng não, thuốc điều trị tăng huyết áp,…

11. Bệnh Parkinson

Đây là bệnh thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh do thoái hóa một số tổ chức ở não gây ra những biểu hiện như: run tay, vận động chậm chạp, kém linh hoạt, cứng đờ. Có thể kèm theo một số triệu chứng như: suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, mùa giật, trầm cảm,…Đây là bệnh đặc trưng của người cao tuổi; hiện chưa tìm được nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của bệnh.

Bệnh diễn tiến một cách từ từ theo chiều hướng ngày càng nặng dần. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động nghiêm trọng; không nói được, không cử động được mà chỉ nằm một chỗ. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là điều hết sức quan trọng; giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh; kéo dài thời gian hoạt động bình thường cho người bệnh. Bệnh Parkinson chiếm tỷ lệ 2,1 %.

12. Một số biện pháp phòng tránh các bệnh ở người cao tuổi

Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh hoặc khi nghĩ cá nhân mình không có bệnh. Vì khi đi khám bệnh định kỳ hay không định kỳ; nếu có bệnh thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh; và ngay cả khi không có bệnh sẽ được thầy thuốc đưa ra những lời khuyên và tư vấn hữu ích.

tập luyện thường xuyên
Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy

Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ; mà nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy: tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp.

Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng (trung bình cần từ 2 đến 2,5 lít nước/ngày). Cần ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể; cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón; đồng thời bổ sung lượng vitamin tự nhiên nhưng rất cần thiết ở người cao tuổi.

Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng đi tiểu đêm; và càng không nên uống nhiều rượu, bia, không hút thuốc lá; thuốc lào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài ra, gia đình của người cao tuổi: con, cháu nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau; cũng góp phần đáng kể làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy cuộc sống đầm ấm; thoải mái về tinh thần.

Lời Kết

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Hy vọng với bài đọc này sẽ giúp cho người đọc hiểu hơn về các căn bệnh của mình hoặc người thân mình đang mắc phải. Để có chế độ chăm sóc phù hợp nhất.

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT