Phương pháp Time Out hay phương pháp “Hình phạt nhẹ”. Đây là phương pháp giúp bố mẹ tránh sự quấy phá, khóc lóc của con. Thay vào đó, giúp con bình tĩnh, nhìn nhận lỗi sai của mình và hiểu rõ hơn về hành vi mình vừa làm.Bởi vậy mà phương pháp Time Out được rất nhiều bố mẹ trên thế giới ưa chuộng áp dụng. Hãy cùng Web Gia Đình tìm hiểu về phương pháp này nhé!
MỤC LỤC
Phương pháp Time Out là gì?
Mục tiêu của phương pháp này để tránh được những sự quấy nhiễu, khóc lóc của trẻ. Điều này giúp cho việc nuôi dạy con trở nên dễ dàng hơn. Thay vào những trận đòi roi, bé sợ hãi khóc lóc, cảm xúc của bố mẹ khó chịu, căng thẳng. Con có thời gian bình tĩnh hơn, suy nghĩ về những lỗi lầm của mình.
Đặc biệt, khi trẻ tự suy nghĩ, trẻ có thể biết được điểm sai của mình ở đâu. Và từ đó không mắc phải lỗi sai tương tự như trước. Nghe có vẻ khá quen với một số hình phạt mà người Việt mình hay dùng. Như phạt quỳ gối, úp mặt vào tường hay đứng ở một góc nhà. Đúng rồi đấy bố mẹ, những hình phạt lắm lúc chúng ta áp dụng cũng được xem là phương pháp Time Out đấy.
Nguyên tắc khi áp dụng Time Out
Mục tiêu của phương pháp Time Out giúp trẻ có thời gian để suy nghĩ và nhận ra được những lỗi lầm của mình.
Chính vì vậy, khi áp dụng phương pháp này. Bố mẹ và những người thân xung cần áp dụng những nguyên tắc sau:
- Không ai trò chuyện cùng bé khi con bị phạt.
- Trẻ không được làm gì trong quá trình bị phạt như đi vệ sinh hay uống nước.
- Những anh chị, trẻ em khác trong nhà không được phép lại gần chơi đùa cùng con.
- Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình không nên tỏ ra thương xót hoặc mềm lòng với trẻ.
- Khi áp dụng những nguyên tắc này, bố mẹ mới có thể hỗ trợ giúp con nhận ra lỗi sai bản thân nhanh. Bởi Time Out áp dụng hình thức cô lập trẻ trong khoảng thời gian ngắn để con tự nhìn nhận. Đặc biệt, điều này giúp trẻ ghi nhớ lâu và tạo thói quen tốt sau này.
Cần lưu ý gì với phương pháp pháp Time Out?
Trong quá trình áp dụng phương pháp Time Out. Đôi khi sẽ có một số trường hợp phát sinh, khó tránh khỏi sự lúng túng của bố mẹ. Dưới đây là một số trường hợp bố mẹ cần lưu ý. Và cũng có thể áp dụng cách KYna For Kids gợi nhé
Trẻ khóc lóc, quấy rối trong và sau thời gian chịu phạt
Mục tiêu của phương pháp Time Out là cô lập trẻ trong một thời gian ngắn. Vì vậy, nếu trong giai đoạn bé bị phạt, bố mẹ không nên tỏ ra quan tâm trẻ. Hãy phớt lờ trẻ để con hiểu rõ việc khóc của mình sẽ chẳng ai mảy may quan tâm.
Và một số bé, sau khoảng thời gian khóc sẽ tự động nín. Tuy nhiên nếu trẻ vẫn không nín khóc sau thời gian bị phạt. Bố mẹ hãy lại nói những điểm sai của con trước đó. Và nếu lần sau bị phạt, con phải nín khóc cũng như nhận ra lỗi của mình thì hình phạt mới kết thúc.
Nếu trẻ đòi đi vệ sinh hoặc uống nước trong thời gian phạt
Thực tế, thời gian áp dụng hình phạt phương pháp Time Out không quá dài. Và điều này sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân của trẻ. Thêm vào đó nếu bạn cho phép trẻ tham gia hoạt động khác trong lúc phạt. Bố mẹ đang tập cho trẻ tính cách lợi dụng điều này.
Nhiều ba mẹ bối rối với cách dạy con tự đi vệ sinh
Do vậy, nếu con thật sự cần đi vệ sinh hoặc uống nước. Bố mẹ có thể nói thời gian con làm điều đó bấm dừng và khi kết thúc con vẫn tiếp tục chịu phạt đúng thời gian quy định
Trường hợp trẻ rời khỏi vị trí phạt khi không được đồng ý
Điều cốt yếu để hình phạt theo phương pháp Time Out có hiệu lực với con. Là khi bố mẹ phải thật sự thực hiện nghiêm khắc và thích đáng. Do vậy, nếu trẻ tự ý rời khỏi vị trí phạt. Bố mẹ nên cảnh báo trước với con điều gì sẽ xảy ra nếu con thật sự không nghe lời.
Đặc biệt, bố mẹ cũng có thể tăng thời gian phạt lên để trẻ biết rõ bố mẹ không dễ dàng. Và trẻ cũng không được phép thực hiện điều con muốn.
Đặc điểm của phương pháp Time Out dạy con
Và để có thể giúp bố mẹ thực hiện phương pháp Time Out dễ dàng, đúng cách. Kyna For Kids sẽ liệt ra các trình tự cần thực hiện. Bố mẹ có thể tham khảo rõ dưới đây nhé.
- Răn đe: Trước khi chuẩn bị vào thời gian phạt. Bố mẹ cần răn đe và cần nói cho biết hiện tại con đang làm sai. Cũng như tuyên bố câu “Con bị phạt!” và đặt bé vào một góc được quy định trước đó.
- Thời gian phạt: Thời gian phạt bắt đầu tính theo từng năm tuổi của bé. Cụ thể một năm tuổi của trẻ phạt khoảng 1-2 phút. Cứ thế tăng dần theo số tuổi của con. Đặc biệt, trong thời gian phạt, bé di chuyển sang chỗ khác. Bố mẹ bế con vào lại chỗ phạt và không nói thêm bất cứ điều gì.
- Sau thời gian chịu phạt: Khi thời gian chịu phạt kết thúc, nếu bé đã nhận ra được lỗi lầm của mình. Bố mẹ cần ôm trẻ và không nhắc đến chuyện này. Nhưng nếu trẻ vẫn chưa nhận ra lỗi hoặc tiếp tục quấy khóc. Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp trên phần lưu ý mà Kyna For Kids đã nhắc đến.
Đọc thêm: Phương Pháp Cry It Out: Luyện Giấc Ngủ Ngon Cho Trẻ
Phương pháp Time Out thật sự rất tốt và nên được áp dụng trong quá trình dạy con. Bởi nó là phương pháp giúp con có thời gian bình tĩnh. Giúp con suy nghĩ lại những hành động mình làm; giúp con rèn tính độc lập. Và nhớ lâu hơn những hành vi sai của con. Điều này sẽ giúp quá trình nuôi dạy con trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.