Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeGiải tríTổ Chức Trò Chơi Dân Gian Cho Học Sinh Tiểu Học Thú...

Tổ Chức Trò Chơi Dân Gian Cho Học Sinh Tiểu Học Thú Vị Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Công nghệ ngày càng phát triển đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, nhưng chính điều đó lại khiến nhiều đứa trẻ quên đi giá trị truyền thống. Trong số đó phải kể đến các trò chơi dân gian; gần các bạn học sinh ngày nay không biết đến các trò chơi dân gian là gì. Để cho quá trình học tập tại trường trở nên thú vị hơn, các thầy cô nên tổ chức nhiều trò chơi để bé cảm thú vị mỗi khi tới trường. Hãy cùng tham khảo các một số cách thức tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học do Web Gia Đình giới thiệu ngay dưới đây nhé.

1. Trò chơi nhảy bao bố

Là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc đòi hỏi sự vận động cao. Rất phù hợp để các thầy cô tổ chức chơi tại trường cho các bạn nhỏ. Cách chơi vô cùng đơn giản như sau:

Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội; mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lần mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc.Trò chơi dân gian nhảy bao bố

Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.

Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

2. Ô ăn quan – Trò chơi truyền thống

Là một trong những trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học; trò chơi này thiêu về tư suy và tính toán chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho các bạn nhỏ. Để chơi được trò này chỉ cần tuân thủ theo những bước dưới đây.

Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung và đặt 2 quan lớn ở 2 đầu này. Sau đó đặt vào những một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên; mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Hai người hai bên, người thứ nhất đi quân với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô; sỏi được rải đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục).

Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống; như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên; chơi cho đến khi hết quan và người thắng là người ăn được nhiều quan nhất

3. Cướp cờ – Trò chơi dân gian vận động

Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi vận động vui nhộn thì cướp cờ được chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Để chơi được trò này cần phải chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

  • Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ.
  • Một vòng tròn.
  • Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội.

Cách chơi như sau:

Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.

Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về. Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.

Tuy nhiên, trò chơi này cũng cần có một số quy luật nhất định như:

  • Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
  • Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc.
  • Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua.
  • Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua.
  • Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa.
  • Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.
  • Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về; lựa chọn sân bãi phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn; để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn.
  • Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.

4. Chơi chuyền – Trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học

Nếu những trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học bên trên chỉ dành cho các bạn nam bởi nó thiên về vận đồng. Trò chơi dưới đây dường như chỉ phù hợp với các bạn nữ đó chính là chơi chuyền. Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người.

Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ…); ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis. Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Cứ lặp lại cho đến khi hết lượt và chơi từ bàn 1 đến bàn 10; mỗi bạn sẽ tương ứng với số que cần phải nhặt.trò chơi dân gian chơi chuyền

Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh. Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà…

5. Chơi trốn tìm – Trò chơi truyền thống phổ biến

Là cho trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích; dù là bé trai hay gái đều có thể tham gia trò chơi này. Người chơi cử 1 bạn đi tìm (có thể xung phong); nhắm mắt thật kĩ (có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt), các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.

Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-15-20-….. -100); một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm. Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy thua cuộc, không tìm thấy bạn đi tìm chịu phạt. Bạn đi tìm trong thời gian quy định tìm thấy hết các bạn chơi bạn đi tìm thắng cuộc.

6. Đánh đáo – Trò chơi dân gian cho 2 người

Là trò có cách chơi vô cùng đơn giản, chỉ cần 2 người trở lên. Người chơi chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. Hòn đáo thường là những hòn đá lớn nhỏ tuỳ ý, dẹp, hình tam giác. Hòn đáo được mài nhọn một góc, mài tròn hai góc còn lại giống như miếng gẩy đàn.

Người chơi vạch hai lằn vạch cách nhau khoảng 2m; người chơi đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch thứ nhất; đồng tiền nào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho người đi sau. Sau đó, người chơi nhắm vào những đồng tiền trên mức thứ nhất, dùng đá chọi vào những đồng tiền đó.

Luật của trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học này là nếu người chơi chọi trúng thì được “ăn” những đồng tiền đó và có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho người kế tiếp.

7. Trò chơi cắp cua – Trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học

Muốn tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học nhất định không được bỏ qua trò chơi này. Dùng trò chơi Oẳn tù tì để xác định người đi trước. Người đi trước bốc 10 viên sỏi lên thả xuống đất với số lượng tùy thích; sau đó đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để 2 ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.trò chơi cắp cua

Người chơi dùng 2 ngón tay lần lượt cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác bỏ qua một bên. Lượt 1 cắp 1 viên, lượt 2 cắp 2 viên, … lượt 10 cắp 10 viên.

Luật chơi: Nếu người chơi khi đang cắp sỏi mà chạm vào viên khác thì phải nhường cho người kế tiếp đi. Sau khi cắp hết 10 viên, đếm xem ai cắp được nhiều nhất thì người đó thắng.

8. Đánh quay – Trò chơi dân gian hay nhất

Đánh quay là trò chơi dành cho con trai và được yêu thích nhất trong các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học. Chơi thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ thì sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều.

Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất.

9. Mèo đuổi chuột – Trò chơi rèn luyện sự nhanh nhạy

Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột.trò chơi dân gian cho học sinh tiêu học mèo đuổi chuột

Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. 

10. Trò chơi dân gian đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Hãy cùng ôn lại kỷ niệm cho bạn nhỏ bằng trò chơi dân gian cho học sinh tiêu học này nhé. Trò chơi sau đây rất vui, khi tụm năm tụm bảy được rồi thì chơi quên ăn; quên làm, chơi say mê như trò chơi “Đúc cây dừa, chừa cây mỏng”.

Bắt đầu trò chơi này không cần bao nhiêu người, có bao nhiêu người chơi cũng được. Tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà; hai chân duỗi thẳng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian như vầy:

Đúc cây dừa

Chừa cây mỏng

Cây bình đỏng (đóng)

Cây bí đao

Cây nào cao

Cây nào thấp

Chập chùng mồng tơi chín đỏ

Con thỏ nhảy qua

Bà già ứ ự

Chùm rụm chùm rịu (rạ)

Mà ra chân này

Khi đọc hết bài ca “mà ra chân này”, ở cuối câu tới chân người nào đó, thì thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thắng, còn lại người sau cùng người nào chưa thụt cân vào thì thua. Khi đó những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt, bắt được bất cứ người nào xả bàn làm lại.

Lời kết

Trên đây là một số trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học mà thầy cô và các bậc phụ huynh có thể tổ chức cho trẻ chơi tại nhà hoặc trường. Vừa giúp bé tự tin, phát huy những điểm mạnh của bản thân. Hãy thử ngay nhé!

Giải Trí
Giải Tríhttps://webgiadinh.vn/giai-tri/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT