Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn mắc kẹt trong lỗ chân lông; khiến chúng bị tắc nghẽn. Khi nhìn thấy một nốt mụn đầu đen, bạn sẽ muốn nặn chúng ra ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần biết cách nặn mụn đầu đen an toàn để không tạo thành sẹo thâm sau khi mụn lành. Để tránh tình trạng này, bài biết này Web Gia Đình sẽ hướng dẫn cho bạn cách nặn mụn đầu đen an toàn tại nhà hiệu quả 100%
MỤC LỤC
1. Xác định rõ mụn đầu đen
Những chấm đen nhỏ mà bạn nhìn thấy trên sống mũi hoặc 2 bên má có thể không phải là mụn đầu đen. Nó có thể là sợi bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông. Nếu chỉ là những sợi bã nhờn thì bạn có thể khiến da bị tổn thương nếu cố gắng nặn mụn. Thậm chí, việc này còn có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Đồng thời, những sợi bã nhờn đó không được loại bỏ hoàn toàn bởi khi dầu nhờn bị tích tụ trên da, chúng sẽ quay trở lại.
Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn bị tích tụ trong lỗ chân lông. Gây tắc nghẽn. Nó thường có phần cồi mụn nhô lên trên da, đen và cứng. Càng để lâu thì mụn đầu đen càng khiến lỗ chân lông to ra; khiến da sần sùi và mất thẩm mỹ. Nếu bạn chắc chắn rằng vấn đề mà làn da mình đang gặp phải là mụn đầu đen. Bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách nặn mụn. Tuy nhiên, bạn cần biết cách nặn mụn không bị thâm và an toàn. Không để lại sẹo sau khi mụn lành.
2. Có nên nặn mụn đầu đen không?
Nặn mụn đầu đen sẽ làm cho vùng da bị tổn thương và không làm mụn mất đi. Sử dụng tay hay một số loại dụng cụ để nặn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập vào các lỗ chân lông tấn công các nốt mụn khiến chúng bị sưng viêm và gây ra tình trạng bị mụn mủ.
Bên cạnh đó, khi sử dụng một lực lớn để nặn mụn có thể sẽ khiến cho lỗ chân lông trở nên to hơn và khi đó mụn sẽ phát triển nhiều hơn. Vì vậy, muốn trị mụn đầu đen thì bạn cần phải thực hiện và áp dụng phương pháp nặn mụn đúng cách.
Một vài lưu ý khi thực hiện nặn mụn đầu đen mà bạn cần biết:
- Nên nặn những đốm mụn già cỗi.
- Trước khi nặn cần tiến hành diệt khuẩn ở que nặn mụn và bàn tay sạch sẽ.
- Thời điểm nặn mụn thích hợp nhất là vào buổi tối. Vì đây là thời gian da được thả lỏng và ít tiếp xúc với các bụi bẩn bên ngoài.
>> Xem thêm: Mụn đầu đen là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc da bị mụn đầu đen
3. Các bước nặn mụn đầu đen an toàn đúng cách
Để quá trình nặn mụn đầu đen không để lại sẹo thâm cùng với những ảnh hưởng lên vùng da mặt thì bạn nên thực hiện theo đúng quy trình dưới đây:
3.1. Vệ sinh và xông hơi lỗ chân lông
Trước khi thực hiện, bạn cần tiến hành vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt, dầu tẩy trang hoặc nước muối sinh lý để tránh vi khuẩn xâm nhập. Sau đó xông hơi bằng một nồi nước nóng, hơi nước nóng sẽ giúp cho lỗ chân lông giãn nở ra và mềm mại hơn.
3.2. Đắp mặt nạ thiên nhiên để làm mềm da mặt
Để tránh làm cho làn da bị tổn thương, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ chiết xuất từ thiên nhiên như khoai tây và sữa và dùng để đắp lên mặt trong khoảng thời gian 15 phút. Việc đắp mặt nạ thiên nhiên sẽ cung cấp độ ẩm cho da giúp cho da trở nên mềm mại và nhân mụn dễ dàng bị đẩy ra ngoài hơn.
3.3. Khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn sạch sẽ
Việc khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn là bước cực kỳ quan trọng mà bạn không được bỏ qua. Làn da của bạn vốn mỏng và nhạy cảm, nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Sẽ khiến cho vùng da bị mụn tiếp tục phát triển và gây tổn thương cho làn da.
Vì vậy cần phải đảm bảo được vấn đề vô trùng bằng cách sử dụng cồn để tẩy dụng cụ. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn dụng cụ để nặn một cách kỹ càng và phù hợp. Thêm vào đó bạn cũng nên đeo găng tay y tế để tiến hành nặn mụn đầu đen.
>> Xem thêm: 10 Cách Trị Mụn Đầu Đen Bằng Mật Ong Đơn Giản Hiệu Quả 100%
3. 4. Tiến hành nặn mụn đầu đen
Đầu tiên, bạn cần dùng dụng cụ nặn mụn hoặc hai ngón tay để đè nhẹ nhàng hai bên của nốt mụn đầu đen. Nên sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc để chặn giữa tay và mụn đầu đen. Tuyệt đối không được ấn trực tiếp lên nốt mụn.
- Rửa tay: Việc này rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên lớp hạ bì – lớp da, đây là nơi vi khuẩn dễ bị mắc kẹt. Bạn cũng có thể đeo găng tay cao su trước khi nặn mụn đầu đen;
- Dùng các ngón tay ấn, đè ép nhẹ nhàng ở xung quanh nốt mụn đầu đen. Bạn nên dùng thêm khăn giấy hoặc gạc sạch để chặn giữa tay và nốt mụn;
- Đè ép các ngón tay quanh nốt mụn đầu đen. Theo đó, bạn cần cố gắng nặn nguyên khối mụn đầu đen bằng cách dùng lực và các góc độ tùy ý nhưng không ấn quá mạnh tới mức làm trầy hoặc bầm da;
- Nặn sạch cả nhân mụn đầu đen ra ngoài. Nếu không loại bỏ được hoàn toàn nhân mụn, bạn cần đợi một thời gian để da phục hồi trước khi thử lại;
- Làm sạch vùng da vừa mới nặn mụn bằng nước hoa hồng hoặc toner. Bạn cũng có thể thoa một chút toner nước cây phỉ lên vùng da vừa nặn mụn đầu đen. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm dịu, loại bỏ bã nhờn trong lỗ chân lông.
3.5. Chăm sóc da sau khi nặn mụn đầu đen
Sau khi nặn, da sẽ ửng đỏ vì thế bạn không nên rửa mặt liền mà hãy chờ từ 10 – 15 phút rồi rửa mặt.
Sử dụng nước hoa hồng không chứa cồn để làm se khít lỗ chân lông, kèm theo đó là các loại dưỡng ẩm giúp cho da mềm mại hơn. Nên che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra có thể đắp thêm các loại mặt nạ có công dụng dưỡng ẩm để bổ sung các dưỡng chất bị mất đi trong quá trình nặn mụn. Một số loại mặt nạ tự nhiên bạn có thể sử dụng như: mật ong, bột yến mạch, dầu oliu, baking soda,…
4. Một số lưu ý trong cách nặn mụn đầu đen
Cách nặn mụn đầu đen thường không quá khó nên hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên nếu mụn không nặn ra được là do mụn đã quá già; quá cứng bạn không nên cố gắng ấn quá sâu sẽ làm da tổn thương nặng. Có thể chảy máu và để lại sẹo. Với các trường hợp này vẫn nên ưu tiên đến bệnh viện da liễu hay các spa để được hỗ trợ an toàn hơn.
- Đảm bảo rửa sạch tay trước khi thực hiện
- Nên thực hiện nhanh tay khi mà lỗ chân lông còn đang trong trại thái mở
- Chỉ nên thực hiện một tuần một lần hoặc có thể lâu hơn, không nên lạm dụng quá nhiều
- Đeo khẩu trang hằng ngày trước khi ra khi ngoài đường để hạn chế các vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài xâm nhập và tích tụ vào trong các lỗ chân lông
- Nên sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm
- Đảm bảo làm sạch da hằng ngày bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết cho da 2- 3 lần/ tuần
- Nếu bị mụn đầu đen ở lưng hay tay có thể tham khảo sử dụng các loại tẩy tế bào chết hóa học và cơ học kết hợp cùng lúc để đem lại hiệu quả tốt hơn
- Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày, hạn chế các thực phẩm cay nóng; nhiều dầu mỡ để hạn chế tối đa nguy cơ mụn đầu đen tái phát
- Đi ngủ sớm hơn, tránh căng thẳng mệt mỏi quá nhiều
5. Cách ngăn ngừa mụn đầu đen phổ biến
Chủ động trong việc ngăn ngừa mụn đầu đen và chăm sóc da đúng cách là yếu tố tiên quyết để bạn sở hữu một làn da đẹp, không có mụn. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa mụn đầu đen gồm:
5.1 Với người có da nhạy cảm hoặc da khô dễ bong tróc
- Tẩy da chết nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc bàn chải khô. Việc này giúp loại bỏ các vảy da làm tắc nghẽn lỗ chân lông;
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để giữ ẩm cho da;
- Uống nhiều nước trong ngày để có một làn da khỏe mạnh hơn;
- Làm sạch da đúng cách khỏi lớp trang điểm trước khi đi ngủ. Một chất làm sạch dịu nhẹ như nước tẩy trang micellar hoặc khăn ướt tẩy trang chiết xuất từ dưa chuột có thể bổ sung độ ẩm cho da trong khi làm sạch da.
5.2 Với người có da dầu
- Đắp mặt nạ đất sét để hấp thụ bớt lượng dầu dư thừa trên da, giúp da mịn hơn;
- Sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để chăm sóc da.
- Những thành phần này có thể hòa tan bã nhờn và dầu thừa, tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da;
- Tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng baking soda để hút dầu và se khít lỗ chân lông;
- Sử dụng kem dưỡng hoặc serum retinoid để dưỡng da.
Lời kết
Nặn mụn đầu đen giúp bạn loại bỏ được những nốt mụn cứng đầu. Nhưng không nên tạo thói quen nặn mụn thường xuyên sẽ khiến cho làn da của bạn trở nên tệ hơn. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để được nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.