Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeNghệ thuật sốngMẹo vặtHóa đơn tiền điện giảm đáng kể nếu thực hiện các mẹo...

Hóa đơn tiền điện giảm đáng kể nếu thực hiện các mẹo nhỏ đơn giản này

5/5 - (13 bình chọn)

Tiền điện là nỗi lo hàng đầu cho việc chi tiêu trong gia đình. Có nhiều người không khỏi hốt hoảng khi hóa đơn tiền điện nhà mình lại nhiều đến thế, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Có thể là những sai lầm trong cách sử dụng thiết bị điện, từ tiểu tích thành đại. Vậy hôm nay Web Gia Đình xin chia sẻ cách sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện giúp bạn xóa tan nỗi lo phải đóng nhiều tiền điện hàng tháng.

MỤC LỤC

1. Xem nhãn năng lượng khi chọn mua các thiết bị điện

Dựa vào các thông số được ghi trên nhãn năng lượng, bạn có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện phù hợp cho gia đình.

Cách xem nhãn năng lượng: Bạn hãy xem số lượng sao và hiệu suất năng lượng được ghi trên nhãn.

Có tổng cộng 5 mức xếp hạng từ 1 đến 5 sao tương ứng với 5 mức tiết kiệm điện. Số sao càng nhiều sản phẩm đó càng tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn.

Tuy nhiên giữa 2 sản phẩm đạt 5 sao, bạn nên xem xét thêm chỉ số hiệu suất năng lượng (EER). Thiết bị điện nào có hiệu suất năng lượng cao hơn sẽ cho khả năng tiết kiệm điện hơn.

2. Sử dụng bộ điều nhiệt có thể lập trình

Một bộ điều nhiệt có thể lập trình là công cụ tiết kiệm năng lượng rất tốt. Vì nó cho phép bạn lập trình những giờ nhà bạn sử dụng và không sử dụng thiết bị. Trong những khoảng thời gian khác nhau, bộ điều nhiệt sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ của nhà bạn cho phù hợp.

Điều này sẽ loại bỏ được rắc rối khi tự điều chỉnh nhiệt độ bằng tay và tiết kiệm kha khá tiền điện.

3. Vệ sinh thường xuyên và bảo trì định kỳ các thiết bị sử dụng điện

Vệ sinh và bảo trì thiết bị điện đúng cách vừa giúp chúng sạch sẽ hơn vừa tăng hiệu quả sử dụng mà không phải tốn nhiều công suất. Vậy nên bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên và đưa đi bảo trì định kỳ theo từng hướng dẫn của nhà sản xuất trên thiết bị điện nhé!

Thường xuyên vệ sinh thiết bị điện!
Thường xuyên vệ sinh thiết bị điện!

4. Chặn ánh nắng bằng rèm và màn che

Biết cách tận dụng rèm cửa sẽ làm cho ngôi nhà mát mẻ hơn và ít bị nóng lên dưới ánh nắng gay gắt. Khi cửa được đóng lại và rèm/màn được kéo xuống hoàn toàn, nhà bạn có thể giảm được tới 45% mức tăng nhiệt.

5. Sử dụng các thiết bị đúng cách giúp tiết kiệm điện

Mỗi thiết bị đều có cách sử dụng đúng của nó. Nếu bạn dùng sai cách không những gây tiêu tốn nhiều điện mà có thể còn giảm tuổi thọ của chúng.

6. Không sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc trong giờ cao điểm

Khung giờ cao điểm trong ngày thường là vào lúc 9h30, 11h30, 17h, 20h. Bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào những khung giờ trên vì sử dụng nhiều điện chập chờn sẽ tốn năng lượng điện hơn.

7. Hạn chế thời gian sử dụng cho thiết bị ngốn nhiều năng lượng

Để tránh việc hóa đơn tiền điện tăng gấp 2 – 3 lần mỗi tháng, các gia đình cần tránh lãng phí vào những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng như điều hòa, bình nóng lạnh, máy giặt, bếp điện, máy rửa bát, bàn ủi. Bạn nên sử dụng những thiết bị này khi thật cần thiết.

8. Cách tiết kiệm điện đối với từng thiết bị trong nhà

Mỗi thiết bị điện đều có cách sử dụng an toàn và tiết kiệm điện riêng. Cùng Web Gia Đình tham khảo những mẹo sử dụng của từng thiết bị sau đây nhé!

1. Tiết kiệm điện đối với tủ lạnh

Đặt tủ lạnh nơi thông thoáng, tránh xa các nguồn nhiệt, không kê sát tường

Bạn không nên đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng, ánh nắng mặt trời. Cũng không nên kê sát tường vì cần có không gian để tỏa nhiệt, giúp tủ lạnh làm việc hiệu quả hơn. Chuyện này đặc biệt quan trọng vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội. Nếu không tủ lạnh rất tốn điện và mau xuống cấp.

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp

Tùy theo thời tiết của môi trường bên ngoài để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Bạn không nên vặn nhiệt độ ở mức cao vì rất tiêu hao năng lượng. Vào mùa lạnh, bạn có thể chỉnh độ lạnh xuống mức 3 và tăng lên mức 4 vào những ngày nóng để tiết kiệm điện cho tủ lạnh hiệu quả.

Không mở cửa tủ lạnh quá lâu

Khí lạnh sẽ thoát hơi khi cửa tủ mở. Khi đó máy nén sẽ hoạt động nhiều hơn, khiến bạn tốn nhiều điện hơn để làm lạnh lại từ đầu. Do đó, bạn không nên mở tủ lạnh quá lâu và hãy nhớ đóng cửa tủ lạnh cẩn thận.

Đựng thực phẩm bằng hộp thủy tinh hoặc sứ và bọc kín thức ăn

Các hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh và sứ sẽ giúp duy trì hơi lạnh trong tủ tốt hơn. Chúng vừa giúp thức ăn được đảm bảo chất lượng vừa giúp tủ lạnh nhà bạn sử dụng tiết kiệm điện. Vì vậy, các bạn có thể sử dụng chén đĩa bằng sứ hay thủy tinh để trữ thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm bằng hộp thủy tinh và sắp xếp gọn gàng trong tủ lạnh!
Bảo quản thực phẩm bằng hộp thủy tinh và sắp xếp gọn gàng trong tủ lạnh!

Bọc kín thức ăn giúp hạn chế phát sinh vi khuẩn sinh mùi. Mặt khác cũng bảo vệ hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm. Máy nén sẽ điều hòa lượng khí ẩm bên trong tủ hiệu quả hơn, hoạt động với công suất thấp hơn giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ.

Sắp xếp đồ trong tủ

Sắp xếp thực phẩm vừa đủ đầy để hơi lạnh được trao đổi qua lại tốt hơn, giúp bạn tiết kiệm đáng kể tiền điện mỗi tháng.

Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Thức ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ tủ lạnh, khiến máy nén hoạt động với công suất cao để cân bằng nhiệt độ cho tủ và làm giảm tuổi thọ của tủ.

Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên

Các gioăng tủ lạnh ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, làm tủ bị thoát khí lạnh. Các bạn có thể thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ giấy mỏng vào khe tủ, nếu bạn dễ dàng kéo tờ giấy đi dọc theo khe hở thì ron cao su nhà bạn cần được thay thế. Ngoài ra, cũng cần nhớ vệ sinh chúng thật cẩn thận để tránh bụi bẩn làm hở cửa tủ nhé.

Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên

Dàn ngưng có nhiệm vụ tản nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường. Nếu bị bẩn sẽ tản nhiệt kém hiệu quả làm hao phí điện năng hơn. Bạn nên vệ sinh dàn ngưng thường xuyên, ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm một lần.

2. Mẹo tiết kiệm điện đối với điều hòa

Kiểm tra kĩ các cửa và khe hở khi bật điều hoà

Rò rỉ không khí lạnh từ điều hòa ra bên ngoài và ngược lại sẽ khiến bạn tốn điện. Điều hòa luôn phải chạy hết công suất. Kiểm tra ngay những cánh cửa, vết nứt hay khe hở để giảm lượng tiền điện bạn nhé!

Làm sạch lỗ thông hơi điều hòa

Một chiếc điều hòa sạch sẽ giúp tiết kiệm điện hơn. Hơn nữa Bụi bẩn trong thiết bị có thể cản trở luồng không khí, làm hỏng thiết bị. Bạn nên thường xuyên thay thế hoặc làm sạch bộ lọc vì bộ lọc bị tắc và bẩn chặn luồng không khí.

Tắt điều hòa khi không cần thiết

Có thể nói vào mùa hè thì sản phẩm tốn tiền điện nhất trong nhà chính là chiếc điều hòa. Vào những thời điểm mát mẻ trong ngày bạn có thể tắt điều hòa hoặc ra khỏi nhà vận động.

Tắt điều hòa khi không thật sự cần thiết!
Tắt điều hòa khi không thật sự cần thiết!

Mức nhiệt cũng nên để ở khoảng vừa phải. Vì càng giảm độ bạn sẽ càng tốn điện. Nhìn chung. Để tiết kiệm điện với điều hòa bạn chỉ cần sử dụng thiết bị này thông minh hơn.

3. Sử dụng quạt đúng cách giúp tiết kiệm điện

Chỉ sử dụng các chức năng cần thiết của quạt

Một số quạt hiện đại có các chức năng kèm theo như tạo ion, phun hơi, phun sương, tạo hương thơm, đèn báo… như quạt hơi nước hay quạt phun sương. Bạn chỉ nên sử dụng những chức năng thật cần thiết vì khi hoạt động dưới càng nhiều chức năng, quạt càng tiêu thụ điện mạnh.

Tận dụng chế độ hẹn giờ để tiết kiệm điện

Đa phần các loại quạt có kèm chế độ hẹn giờ cho người dùng. Hãy tận dụng chế độ này như cách bảo vệ sức khỏe của bạn khi sử dụng quạt và giúp tiết kiệm điện hiệu quả.

Vị trí quạt hợp lý làm mát nhanh và hiệu quả hơn

Đóng các cửa có khả năng đón nắng cao để hạn chế không khí nóng. Nếu bạn chọn đặt quạt cho hướng gió thổi ra các vị trí không khí có thể lưu thông như các cửa sổ, giếng trời…

Khi đó, một phần khí nóng sẽ theo đó thoát ra ngoài, không khí trong phòng cũng lưu thông tốt hơn, cảm giác oi bức theo đó sẽ giảm đi đáng kể. Bạn có thể chọn tốc độ nhẹ cho quạt hoạt động để tiết kiệm điện.

Tận dụng thông gió tự nhiên

Nếu bạn sống ở nông thôn, miền núi hoặc những vùng khí hậu mát mẻ và thường xuyên có những cơn gió nhẹ. Hãy tận dụng thông gió tự nhiên để tiết kiệm điện năng bạn nhé!

4. Đối với lò vi sóng

Sóng điện từ tròn lò phân phối không đều dẫn tới chỗ nóng nhiều, chỗ nóng ít, thực phẩm đặt giữa lò sẽ lâu chín hơn xung quanh. Hãy xếp thực phẩm trong lò theo vòng tròn, thực phẩm lớn và nhiều thì cho ra ngoài. Nhiệt sẽ phân tán làm thực phẩm chín đều, giúp tiết kiệm điện năng cho lò vi sóng.

Nấu và hâm nóng đúng cách

Khi sử dụng lò, nếu có thông báo tắt thì cũng không nên lấy thực phẩm ra ngay mà hãy để trong lò thêm 2 – 3 phút để nhiệt lượng lan tỏa, làm thực phẩm nóng đều. Cách này giúp bạn tiết kiệm được khoảng 20% thời gian và lượng điện tiêu thụ.

Sử dụng lò nướng đúng cách để an toàn và tiết kiệm điện
Sử dụng lò nướng đúng cách để an toàn và tiết kiệm điện!

Bạn có thể bọc thêm một lớp nilon chuyên dụng quanh thực phẩm để giữ nước và rút ngắn thời gian nấu. Ngoài ra, nếu món ăn quá khô, bạn có thể đặt một ly nước trong lò.

Đặt món nướng gần với trần lò

Bạn hãy đựng thức ăn trên một chiếc vỉ nướng rồi đặt áp sát phía trên của trần lò. Vì lò được thiết kế chức năng nướng áp nhiệt từ trên xuống. Nướng bằng lò vi sóng nên chia thời gian làm 2 lần để các mặt thực phẩm được chín đều và nhanh hơn. Như vậy điện năng sử dụng cho lò cũng tiết kiệm hơn.

Tránh những cách nấu sai:

  • Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh hoặc đặt gần tivi, tủ lạnh…  Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị
  • Dùng dụng cụ đựng thực phẩm bằng kim loại hoặc có hoa văn sơn phết, dát vàng sẽ hút giữ nhiệt. Cách này làm thực phẩm lâu chín, tốn điện, còn có thể dẫn đến cháy nổ lò.
  • Mở cửa lò liên tục hoặc đóng không sát sẽ làm đèn sáng liên tục, làm tốn điện.

Rút nguồn sau khi sử dụng

Lò vi sóng luôn hoạt động ở trạng thái chờ, không có nút tắt nguồn điện nên để an toàn và tiết kiệm điện, bạn nên rút nguồn ra sau khi sử dụng xong.

5. Tiết kiệm điện khi sử dụng lò nướng

Bật chế độ nướng phù hợp

Mỗi món ăn sẽ yêu cầu chế độ nướng khác nhau khi nướng. Trước khi chế biến, cầtham khảo mức nhiệt phù hợp. Việc này làm thực phẩm ngon hơn, vừa có thể giúp bạn tiết kiệm được lượng điện đáng kể.

Tận dụng hơi nóng

Khi hết thời gian đã cài đặt, bạn không nên lấy thức ăn ra ngay. Hãy để yên trong lò thêm vài phút để tận dụng hơi nóng còn lại. Lúc này nhiệt trong lò vẫn còn tiếp tục làm thức ăn chín đều hơn, và bạn sẽ tiết kiệm được thêm một lượng điện tiêu thụ qua cách đơn giản này đấy.

Tránh mở cửa lò khi nướng

Việc mở cửa khi lò nướng đang hoạt động sẽ làm nhiệt độ trong lò giảm đột ngột. Khi đó, lò phải tăng công suất để làm nóng trở lại đến nhiệt độ điều chỉnh làm tiêu tốn rất nhiều điện năng.

Đóng kín cửa lò

Nếu cửa lò không được đóng kín thì trong quá trình hoạt động sẽ làm nhiệt thoát ra ngoài liên tục, lãng phí rất nhiều điện năng. Nên bạn cần chú ý khi nướng hãy đóng sát cửa lò lại nhé. Một thao tác rất đơn giản thôi nhưng đôi khi sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được điện năng đó.

6. Cách sử dụng đèn tránh gây tốn điện

Tắt đèn khi không sử dụng

Đừng bao giờ quên tắt đèn khi ra khỏi phòng. Chỉ một việc đơn giản là tắt điện khi ra khỏi phòng đã có thể tiết kiệm 40% năng lượng điện cần thiết cho chiếu sáng gia đình.

Thiết kế chiếu sáng hiệu quả

Một cách thông minh nữa để tiết kiệm điện đó là chiếu sáng theo lớp. Điều này có nghĩa sử dụng ánh sáng xung quanh, ánh sáng công việc, ánh sáng điểm bằng các công tắc riêng biệt.

Khi chiếu sáng, không phải lúc nào cũng cần quá sáng. Thêm các đèn tác vụ như đèn bàn, đèn sàn,… trong những khu vực cần sáng nhiều và giảm độ sáng ở những khu vực thông thường.

Sử dụng đèn công suất thấp

Những nơi ưu tiên ánh sáng luôn luôn bật như tầng hầm, cầu thang, sân vườn,… thì nên dùng đèn công suất thấp. Chỉ cần bóng led 5 – 7w là đủ cho hầu hết các tình huống hay led dây vừa có thể sử dụng cho mục đích chiếu sáng vừa sử dụng cho mục đích trang trí mà vẫn đảm bảo tiết kiệm năng lượng.

Sử dụng cảm biến ánh sáng

Cảm biến ánh sáng cũng có thể được sử dụng để bật đèn khi người vào và tắt đèn khi người đó rời khỏi khu vực. Bộ cảm biến ánh sáng và hoặc bộ hẹn giờ lập trình có thể được sử dụng với ánh sáng ngoài trời, khu vực sân vườn nhằm mục đích trang trí và an ninh.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Tận dụng ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Lên kế hoạch thiết kế ngôi nhà để nhận được ánh sáng từ cửa sổ và trần nhà càng nhiều càng tốt.

7. Với máy giặt

Không giặt đồ quá tải hoặc quá ít

Giặt lượng đồ vừa đủ
Giặt lượng đồ vừa đủ

Bạn không nên nhồi nhét quần áo trong lồng giặt quá nhiều. Điều này tránh trường hợp quần áo bện chặt vào nhau và không được giặt sạch. Ngoài ra, việc giặt đồ quá tải còn khiến máy giặt phải hoạt động nặng nề hơn và nhanh hỏng hơn bao giờ hết.

Chọn mức nước phù hợp

Mức nước sẽ tỉ lệ thuận với thời gian sử dụng điện máy giặt và lượng điện để bơm nước vào máy giặt. Vậy nên đối với gia đình khá đông người, bạn nên giặt đồ khoảng 2 ngày/lần để có thể phân định lượng nước phù hợp.

Chọn chương trình giặt thích hợp

Máy giặt sẽ được chia thành nhiều chức năng. Cụ thể là giặt đồ bình thường, đồ len, đồ jeans hoặc giặt nhanh,… Trước khi giặt, bạn có thể phân loại quần áo để chọn được một chế độ giặt hợp lý, vừa tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và giúp quần áo được làm sạch một cách hoàn hảo nhất.

Đặt chế độ giặt bình thường

Một số máy giặt đời mới có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức nóng hay lạnh để giặt quần áo. Tuy nhiên, nếu không quá cần thiết giặt bằng nước nóng, nên để chế độ giặt bình thường với nước lạnh.

Chọn loại bột giặt phù hợp với máy giặt mà bạn đang sử dụng

Mỗi nhà sản xuất sẽ quy chuẩn các loại bột giặt chuyên dụng khác nhau cho các loại máy giặt của nhà sản xuất đó. Trong quá trình sử dụng, bạn nên sử dụng bột giặt với lượng vừa đủ, và đồng nhất với lượng quần áo mà bạn cần giặt..

8. Tiết kiệm điện khi dùng máy tính

Chế độ Restart

Khi sử dụng chế độ này thì máy tính không bị tắt mà nó chỉ dừng tất cả những ứng dụng, phần mềm, hệ điều hành đang chạy rồi tự khởi động lại từ đầu. Khi máy bị lỗi hay mới cài đặt một phần mềm nào đó vào hệ thống thì nên sử dụng chế độ Restart là thích hợp nhất.

Chế độ Standby (Sleep)

Khi dùng chế độ này, các thiết bị như: chuột, màn hình, bàn phím…đều dừng hoạt động để tiết kiệm điện năng. Còn lại các chương trình đang chạy hay RAM và CPU vẫn hoạt động trên máy.

Chế độ Shutdown (Turn off)

Nếu không muốn sử dụng máy tính nữa thì nên dùng chế độ Shutdown (Turn off). Hoặc như muốn di chuyển máy sang nơi khác mà cần phải tháo dây nguồn thì cần phải tắt máy để đảm bảo an toàn cho hệ thống máy.

Giảm sáng màn hình máy tính

Một trong những cách tiết kiệm điện cho máy tính hiệu quả và nhanh nhất là nên giảm bớt độ sáng cho màn hình. Đặc biệt, nếu như tạm thời chưa dùng máy thì nên tắt màn hình để ở chế độ nghỉ ngơi sẽ tốt hơn.

Giảm độ sáng màn hình máy tính cho phù hợp!
Giảm độ sáng màn hình máy tính cho phù hợp!

Tắt khi không sử dụng đến máy

Lời khuyên cho những người sử dụng máy tính đó là chỉ tắt khi không sử dụng trong thời gian 5 tiếng đồng hồ. Vì việc bật và tắt máy thường xuyên cũng là một phần nguyên nhân gây tổn hại đến máy tính bạn đang dùng.

Nâng cấp thêm bộ nhớ RAM máy tính

Đây là một cách tiết kiệm điện cho máy tính vô cùng hiệu quả. Điện năng sẽ tiêu hao ít hơn, đồng thời giảm đáng kể sự hoạt động của bộ nhớ ảo hoạt động, duy trì được tuổi thọ lâu dài cho máy tính.

Sử dụng các thiết bị kết nối bên ngoài khi cần thiết

Đối với một vài thiết bị kết nối bên ngoài với máy tính như: loa, máy in, webcam…chỉ sử dụng khi cần thiết. Nếu không dùng đến thì nên rút ra, ngay cả khi không sử dụng nó vẫn cứ tiêu thụ điện của máy tính.

9. Đối với Ti vi

Điều chỉnh độ sáng của màn hình

Bạn có thể tìm cách điều chỉnh độ để tạo cảm giác xem tốt nhất. Đồng thời việc duy trì độ sáng màn hình ở mức hợp lý cũng sẽ giúp TV tiết kiệm điện năng hơn.

Sử dụng chế độ tiết kiệm điện

Các mẫu TV hiện đại của các hãng Sony, Samsung, Sharp, Panasonic hay LG hiện nay đều được tích hợp sẵn chế độ tiết kiệm điện. Bạn có thể sử dụng chế độ này để giúp chiếc TV tiết kiệm điện năng hơn.

Tắt hẳn TV sau khi xem

Thực tế, nhiều người dùng vẫn thường đặt TV ở chế độ chờ sau khi sử dụng, bởi điều này có thể giúp họ bật màn hình cho lần xem tiếp theo một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên điều này cũng sẽ khiến TV tiếp tục tiêu thụ thêm một phần đáng kể điện năng không cần thiết, vì thế bạn có thể xem xét tắt hẳn TV sau khi sử dụng để tiết kiệm điện hơn. Điều này còn có ý nghĩa trong việc duy trì độ bền và tuổi thọ của thiết bị.

Rút phích nguồn TV khỏi ổ cắm sau khi sử dụng

Do thói quen sử dụng, có lẽ không nhiều người dùng nghĩ đến việc rút hẳn phích cắm của TV ra khỏi ổ cắm điện sau khi xem, tuy nhiên thực tế đây cũng là một cách thức hiệu quả giúp tiết kiệm điện cho TV và giúp TV có độ bền tốt hơn.

Xem TV ít hơn

Khoa học đã chứng minh thói quen xem TV quá nhiều sẽ làm gia tăng dẫn đến nguy cơ mắc các tật khúc xạ hoặc các bệnh tim mạch hay béo phì do ít vận động. Việc xem TV ở một mức độ hợp lý sẽ giúp chúng ta cải thiện được tình trạng sức khỏe, đồng thời làm giảm đáng kể mức tiêu thụ điện.

10. Máy rửa chén

Phân loại chén đĩa khi cho vào máy

Hãy dành chút ít thời gian để phân loại và sắp xếp chén đĩa theo từng khu khác nhau. Điều này sẽ hạn chế tác động mạnh của nhiệt độ với những đồ không cần dùng nhiều năng lượng để rửa.

Gạt bỏ qua thức ăn thừa khi cho vào máy

Bạn cần loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy. Đối với các vết bẩn cứng đầu bạn có thể ngâm trong nước trước khi cho vào máy. Việc này hỗ trợ máy rửa bát rửa sạch hơn và hiệu quả hơn.

Luôn rửa chu trình đầy đủ (Full Load)

Chỉ khởi động một chu trình rửa đầy đủ khi bát đĩa được xếp đầy trong khoang rửa, thay vì rửa nhiều lần với mỗi lần chỉ lèo tèo một vài bộ bát đĩa. Điều này có nghĩa là hạn chế rửa các chu trình bán tải, rửa lẻ tẻ nhiều lần trong ngày.

Hãy chờ đến khi số lượng dụng cụ nấu và bát đĩa đủ để rửa một lần. Khi nào đầy khoang thì bắt đầu cho máy hoạt động. Đây là cách tuyệt vời để tiết kiệm.

Để cho bát đĩa tự khô nhờ không khí nóng

Để bát đĩa tự khô nhờ không khí nóng còn sót lại trong quá trình rửa là cách tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm năng lượng. Không chỉ dễ dàng, thuận tiện, cách này giúp bạn giảm năng lượng cho việc đốt nóng thanh nhiệt để sấy và giảm nguy cơ nhiệt độ cao sẽ làm hỏng men, phủ chống dính… của các vật dụng được rửa.

11. Dùng nồi cơm điện đúng cách

Ngâm gạo trước khi nấu

Ngâm gạo trước khi nấu giúp tiết kiệm điện năng
Ngâm gạo trước khi nấu giúp tiết kiệm điện năng!

Để nấu cơm chín nhanh, giảm hao phí điện năng hiệu quả, bạn nên ngâm gạo trước khi nấu với nước ấm hoặc nóng thì sẽ giúp tiết kiệm đến 30 % điện năng tiêu thụ.

Không nấu cơm trước giờ ăn quá lâu

Sau khi cơm chín, nồi cơm điện tự động chuyển sang chế độ giữ ấm với nhiệt lượng thấp hơn nhưng vẫn đang tiêu tốn điện năngh. Thời gian giữ ấm càng lâu, điện hao phí càng lớn. Nên nấu cơm trước giờ ăn khoảng 30 – 45 phút sẽ giúp tiết kiệm điện hơn.

12. Cách sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện

Chỉ bật bình nóng lạnh khi nào sử dụng

Chúng ta nên đun vừa đủ nước nóng. Thông thường thời gian đun trong khoảng 15 – 20 phút là chúng ta có thể sử dụng được. Điều này giúp tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh.

Ngắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng tránh nguy hiểm

Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra do bị rò rỉ điện khi vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh. Không những thế, thói quen xấu này còn khiến nhiệt độ nước trở nên không ổn định khi tắm. Thêm vào đó là sự hoạt động quá tải của bình khiến tuổi thọ của chúng bị giảm đáng kể.

Thay đổi thói quen dùng nước nóng

Chúng ta có thể dùng vòi hoa sen thay cho bồn tắm khi không cần dùng nước nóng . Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện mà còn tiết kiệm cả nước. Ngoài ra chúng ta cũng không nên tắm quá lâu vì vừa gây tốn điện vừa không đảm bảo sức khỏe.

13. Với Máy sấy

Vắt kỹ quần áo trước khi cho vào máy sấy

Cần đảm bảo quần áo phải ráo nhất trước khi cho vào máy sấy giúp cho thời gian sấy nhanh và tiết kiệm điện năng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên gỡ rối đồ giặt, giũ bớt nước để giảm lượng nước cũng như giúp quần áo bớt nhăn và tiết kiệm điện năng hiệu quả.

Chọn số lượng quần áo phù hợp với dung tích máy sấy

Sấy đúng khối lượng quần áo đúng với dung tích của máy sấy sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng. Nếu dung tích máy đạt 9kg thì nên sấy cho 7 – 8 kg quần áo là phù hợp. Ít quá sẽ lãng phí điện năng, nhiều quá quần áo sẽ không được sấy khô hoàn toàn.

Sấy khối lượng quần áo đúng với dung tích của máy sấy

Mỗi loại quần áo có các đặc điểm riêng. Bạn nên phân loại chúng và chọn chương trình sấy phù hợp. Điều này sẽ đạt hiệu quả sấy cao hơn và giúp tiết kiệm điện năng.

Nên để nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.

14. Bàn ủi – Nguyên nhân tiêu tốn điện

Bàn ủi

Không ủi trong phòng có máy lạnh, thoáng gió

Ở trong phòng máy lạnh hoặc nhưng nơi có gió, bàn ủi phải tỏa một lượng nhiệt lớn để duy trì đủ nhiệt độ cần thiết, làm cho điện năng tiêu thụ nhiều hơn mức bình thường.

Lau sạch bề mặt kim loại trước khi ủi

Điều này giúp cho bàn ủi hoạt động hiệu quả hơn vì nếu như được vệ sinh thường xuyên sẽ duy trì khả năng truyền nhiệt tốt nhất, quần áo được ủi một cách nhanh chóng.

Phân loại quần áo

Nên để chung các loại vải có cùng chất liệu hoặc chất liệu gần giống nhau để ủi cùng một lượt. Sau khi bạn rút phích cắm ra, nhiệt độ còn dư bạn có thể ủi những quần áo mỏng như tơ, lụa, khăn tay,… Lưu ý nên điều chỉnh nhiệt độ để phù hợp với từng loại vải

Không ủi đồ còn ướt

Nếu như đồ còn ướt, thì bàn ủi sẽ phải vận dụng tối đa điện năng và tiêu thụ một lượng điện khá lớn để làm khô quần áo rồi mới đến giai đoạn làm phẳng.

15. Bếp hồng ngoại

Sử dụng nồi

Bạn nên dùng nồi có đáy bao trùm lên vùng ảnh hưởng của tia hồng ngoại (vòng tròn mặt bếp) để phát huy hết công suất bếp

Cách dùng bếp

Cách tốt nhất là bạn mở bếp ở mức công suất thấp rồi tăng dần nếu cần thiết. Bạn không tắt bếp hồng ngoại sau đó khởi động lại, việc này còn gây ra hao tổn điện năng hơn.

Bảo quản bếp

Dùng giẻ mềm lau vệ sinh thân và mặt bếp. Để xa nơi ẩm ướt và môi trường không có hóa chất.

Sử dụng chức năng phù hợp

Thông thường các loại bếp hồng ngoại hiện nay đều có chức năng nấu tự động như BBQ (nướng thịt), Hot Pot (nấu lẩu), Soup (canh), Stir Fire (chiên, xào)… Bạn nên lựa chọn chức năng phù hợp với mục đích sử dụng để món ăn được ngon và tiết kiệm điện năng.

Tắt bếp trước vài phút khi thức ăn chín

Lượng nhiệt còn lại của mặt bếp cũng có thể hoàn tất quá trình làm chín thức ăn. Cách này giúp tiết kiệm điện và an toàn hơn khi nấu.

Lời kết

Mỗi người, mỗi gia đình hãy dùng điện một cách thông minh vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm một khoản chi phí kha khá. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy bắt tay sử dụng điện một cách an toàn và tiết kiệm chỉ với những hành động nhỏ nhất để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nhé!

Nghệ thuật sống
Nghệ thuật sốnghttps://webgiadinh.vn/nghe-thuat-song/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT