Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa, hấp thu đối với trẻ. Bởi vậy mà việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được khuyên dùng sử dụng. Sữa mẹ đem đến đầy đủ dưỡng chất cho trẻ nhỏ và mang đến nhiều lợi ích khác. Hãy cùng Web Gia Đình tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
Giúp trẻ phát triển hài hòa, phòng chống suy dinh dưỡng
Sữa mẹ có số lượng protein (đạm) ít hơn sữa động vật vì vậy rất phù hợp với chức năng đào thải khi thận của trẻ chưa trưởng thành. Bên cạnh đó protein trong sữa mẹ chủ yếu là protein dạng lỏng hòa tan, còn gọi là protein sữa (Whey protein) nên phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ; còn protein trong sữa bò chủ yếu là casein (85%) nên khi vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ tạo thành các cục đông vón làm trẻ khó tiêu hóa và hấp thu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa. Whey protein chứa các protein kháng khuẩn giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Các chất dinh dưỡng lớn có trong sữa mẹ
Lipid (chất béo) trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng; thành phần acid béo không no nhiều hơn acid béo no. Nuôi con bằng sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đủ các acid béo cần thiết, giúp cho quá trình hoàn thiện não bộ, võng mạc và làm vững bền mạch máu. Như: acid béo không no một nối đôi (acid oleic), acid béo không no đa nối đôi (acid α-linoleic, acid linoleic); tiền tố của DHA (Decosahexaenoic acid) và ARA (arachidonic acid). Trong sữa động vật không có các acid béo này.
Carbonhydrat (glucid và đường) trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò. Giúp cung cấp năng lượng, 85% là lactose tăng cường hấp thu calci; và 15% là oligosaccharid hỗ trợ cho sự phát triển vi khuẩn có lợi cho trẻ.
Sữa mẹ có đủ các vitamin (A, B1, B2, C …), khoáng chất (Calci, phospho …). Và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen …). Đáp ứng đủ nhu cầu trẻ nhỏ, giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể chống quá trình oxy hóa. Bởi vậy nên nuôi con bằng sữa mẹ
Bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn
Sữa mẹ chứa các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào), globulin miễn dịch (IgA, IgG, IgM). Và một số yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus Bifidus (Lactose, Oligosaccharid, yếu tố Bifidus). Giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp; viêm tai, viêm màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu. Sữa mẹ cũng chứa những kháng thể chống các bệnh nhiễm khuẩn mà bà mẹ đã từng mắc bệnh.
Khi bà mẹ bị nhiễm khuẩn , các tế bào bạch cầu hoạt động và sản xuất kháng thể để bảo vệ người mẹ . Một số tế bào bạch cầu đi tới vú và sản xuất kháng thể tại đó; các kháng thể này được tiết vào sữa để bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn . Vì vậy khi mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn thì vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, không nên cách ly mẹ và con.
Thực tế lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (2002), nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển đã chứng minh tỷ lệ mắc tiêu chảy, hô hấp, viêm tai giữa và dị ứng… ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 7 tháng đầu thấp hơn trẻ nuôi hỗn hợp.
Kết quả nghiên cứu điều tra ban đầu của dự án Alive & Thrive tiến hành năm 2010 tại 15 tỉnh ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng: Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít bị tiêu chảy hơn (5,7%) so với trẻ có bú mẹ và ăn thêm các loại thức ăn, đồ uống khác.
hnh_6_400
Giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi con sẽ giúp gắn bó tình cảm mẹ và con. Bên cạnh đó bà mẹ cảm thấy thoải mái tinh thần, yên tâm và giảm được sự lo âu, trầm cảm sau sinh. Trẻ được tiếp xúc gần gũi mẹ, được âu yếm sẽ ít khóc hơn; cảm giác an toàn hơn, tinh thần, trí tuệ trẻ phát triển tốt hơn. Và góp phần bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ:
- Giảm nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh;
- Giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng;
- Chậm có thai trở lại (đặc biệt là giai đoạn trong 6 tháng đầu sẽ đạt hiệu quả cao trong việc tránh thai an toàn)
- Hồi phục nhanh cân nặng, vóc dáng ban đầu.
Chi phí nuôi con bằng sữa mẹ ít hơn so với nuôi nhân tạo
Nuôi con bằng sữa mẹ chi phí ít hơn so với nuôi nhân tạo, tiết kiệm được kinh tế cho gia đình, cộng đồng và ngân sách quốc gia.
Bảo vệ sức khỏe của trẻ trong quá trình trưởng thành
Sữa mẹ bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức (thừa cân, béo phì) nhất là trong hai năm đầu đời và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành (tiểu đường, tim mạch, huyết áp …). Do sữa mẹ có các hormone Leptin, Ghrelin, IGF-1 tham gia điều chỉnh ăn uống và cân bằng năng lượng.
Đánh giá chất lượng sữa mẹ dựa vào đâu?
Sữa là mẹ nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ phát triển; tăng cường hệ miễn dịch, dễ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu. Để biết sữa mẹ có tốt không, các chuyên gia dinh dưỡng thường dựa vào sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn để đánh giá. Cụ thể:
Từ 0-3 tháng tuổi
Cân nặng đạt chuẩn của một em bé mới sinh thường ở mức 3-3,5 kg. Trong giai đoạn này, nếu trẻ bú sữa mẹ, mỗi tháng tăng tối thiểu 600-800 gram và không hoặc ít bị bệnh vặt chứng tỏ sữa mẹ tốt, cung cấp đầy đủ kháng thể cho trẻ.
Từ 3-6 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ vẫn còn bú sữa mẹ. Nếu nhận được nguồn sữa chất lượng trẻ sẽ tăng trưởng rất nhanh, cân nặng tăng lên gấp đôi (mỗi tháng tăng khoảng 500-600 gram). Em bé nhận đủ dưỡng chất sẽ bụ bẫm với nhiều khối cơ, nhanh biết lẫy, biết bò sau này.
Từ 6-9 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn dặm, ngoài chú trọng chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm từ thực phẩm, mẹ cũng cần đảm bảo các vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ thông qua sữa mẹ. Giai đoạn này, trẻ cần tăng 300-400 gram mỗi tháng, nếu trẻ không đạt được ngưỡng này, mẹ nên xem lại chất lượng bữa ăn dặm cũng như chất lượng sữa mẹ.
Từ 9-12 tháng
Giai đoạn này cân nặng của trẻ sẽ chậm lại, mỗi tháng tăng 200-300 gram. Ngược lại bé bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động như đứng, đi chập chững. Nếu trẻ phát triển tốt cả về cân nặng và các kỹ năng vận động; chứng tỏ chế độ ăn dặm của trẻ tốt đồng thời nguồn sữa mẹ vẫn chất lượng.
Từ 12 tháng trở đi
Giai đoạn này, sữa mẹ có sự thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên mẹ không nên cai sữa khi con mới một tuổi. Nếu cân nặng của trẻ có dấu hiệu đứng lại, không tăng theo chuẩn 200-300 gram một tháng, có thể do sữa mẹ thiếu chất hoặc thực đơn ăn dặm của trẻ chưa hợp lý.
Trên đây là những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ được Web Gia Đình tổng hợp và chia sẻ đến các mẹ. Hy vọng có thể mang lại kiến thức bổ ích