Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeChế Độ Ăn Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

Chế Độ Ăn Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

5/5 - (4 bình chọn)

Dinh dưỡng và chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

Vì vậy, đối với người bênh tiểu đường ăn như thế nào cho đúng phương pháp và đủ dinh dưỡng thì vẫn là vấn đề rất được quan tâm của bệnh nhân lẫn thân nhân. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh xảy ra khi đường huyết của bạn; còn được gọi là lượng đường quá cao. Glucose là nguồn năng lượng chính của bạn và đến từ thực phẩm bạn ăn. Insulin, một loại hoóc môn do tuyến tụy tạo ra; giúp glucose từ thức ăn đi vào tế bào của bạn để sử dụng làm năng lượng.

Đôi khi, cơ thể bạn không tạo ra đủ insulin hoặc không sử dụng tốt insulin. Glucose sau đó ở lại trong huyết cầu của bạn và không đến được các tế bào của bạn.

Theo thời gian, glucose trong huyết cầu cao có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Mặc dù bệnh tiểu đường không có cách chữa trị; nhưng bạn có thể thực hiện các bước để kiểm soát bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe của mình. Trong đó việc điều chỉnh chế độ ăn là một khâu quan trọng.

2. Phân loại và các triệu chứng của bệnh tiểu đường

  • Týp 1: ĐTĐ phụ thuộc insulin có liên quan tới sự thiếu hụt insulin, thường là kết quả của sự phá hủy tự miễn các tế bào Beta của tụy; chiếm khoảng 10% trong tổng số người ĐTĐ; thường gặp ở người trẻ và có thể trạng gầy.
  • Týp 2: ĐTĐ không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số người ĐTĐ nguyên phát, thường gặp ở người béo. Tuy nhiên, người gầy cũng gặp khoảng 15 – 20%. ĐTĐ typ II liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng và lối sống.
  • Týp khác:
    + Bệnh ở tụy: sỏi tụy, viêm tụy, phẫu thuật tụy
    + Do nội tiết: bệnh Cushing, hội chứng Cushing, u thượng thận, nhiễm độc hormon tuyến giáp.
    + Do dùng thuốc corticoid, lợi tiểu thải kali, thuốc chẹn bêta.
    + ĐTĐ thai kỳ: rối loạn dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai.
bệnh nhân tiểu đường
Các triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

2.1. Triệu chứng typ1

Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần

  • Đói và mệt: Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào; hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra; glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc do đường huyết cầu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần.
  • Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
  • Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.
  • Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.

2.2. Triệu chứng typ2

Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì; không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường typ1. Bạn có thể đến khám bác sĩ để phát hiện ra hoặc một vài dấu hiệu như:

  • Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose; vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh.
  • Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong huyết cầu cao có thể ảnh hưởng đến: lưu lượng huyết cầu của bạn và gây tổn thương thần kinh; khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương. Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.

2.3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Thường phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

3. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường. Với mục đích đảm bảo cung cấp đủ; cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng; để có thể vừa điều chỉnh được đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn; vừa đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp.

ăn nhiều rau củ quả
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều các loại rau của quả.

3.1. Các nhóm thực phẩm

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp; nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột; nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp; luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên; trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như: ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi; không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa; hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

3.2. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh.

Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn; tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần; không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết; ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng; khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

3.3. Thực đơn mẫu

Năng lượng: 1600Kcal/ngày (Glucid: 55 – 60%), cho người có cân nặng chuẩn 50-55kg.

Tổng thực phẩm trong ngày:

  • Ngũ cốc: Gạo tẻ 180g (= 1 miệng + 2 nửa bát con cơm); bánh phở 160g
  • Thịt, cá: thịt nạc 100g; trứng gà 1 quả; đậu phụ 1 bìa
  • Sữa: 1 cốc 250ml (nên dùng sữa không đường)
  • Quả chín (ít ngọt): 150 – 200g
  • Rau: 500 – 600g
  • Dầu ăn: 20 – 25ml
  • Muối: dưới 6g/ ngày

4. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên kiêng

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa; nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch; không tốt cho sức khỏe.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật; da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

5. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

  • Đủ nhu cầu năng lượng.
  • Đủ hàm lượng đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ hợp lý.
  • Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và các hoạt động thể lực hàng ngày.
  • Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương.

6. Một số lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường

  • Ăn đủ năng lương và các chất dinh dưỡng tùy theo mức độ hoạt động, tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật.
người bệnh tiểu đường nên tập luyện hàng ngày
Vận động thể lực tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Lượng thức ăn nên dải đều trong ngày. Tránh những bữa ăn lớn, chia thành nhiều bữa nhỏ bao gồm 3 bữa chính và từng bữa phụ
  • Giữ đúng giờ ăn theo lịch. Nên ăn đều đặn các bữa. Không bao giờ bỏ bữa ăn ngay cả khi ốm và mệt mỏi
  • Nên ăn món luộc, hấp. Hạn chế các món chiên rán.
  • Chế độ luyện tập: Vận động thể lực tăng sức chịu đựng cho tim; và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn; vì khi cơ vân hoạt động sẽ tiêu thụ bớt lượng đường do ăn vào. Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn; ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần như đi bộ, đạp xe, bơi lội…

Lời Kết

Trên đây là một số những thông tin về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Hy vọng sẽ giúp người bệnh có một chế độ ăn hợp lý, sức khỏe ổn định.

>>> Xem thêm tại đây: Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT