Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeLàm đẹpSpaĐộn Thái Dương Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giá Bao Nhiêu?

Độn Thái Dương Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giá Bao Nhiêu?

5/5 - (2 bình chọn)

Thái dương bị hóp là 1 trong những yếu tố gây mất tự tin trên khuôn mặt của cả nam và nữ giới. Hiện nay, phương pháp thẩm mỹ độn thái dương có thể giúp cho vùng trán tràn đầy và gương mặt trở nên hài hòa hơn. Đồng thời khắc phục nhược điểm thái dương bị hóp 1 cách hiệu quả. Cùng Web Gia Đình tìm hiểu độn thái dương là gì? Có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Độn thái dương là gì?

Độn thái dương là phương pháp có thể khắc phục vùng lõm. Bằng cách đưa silicon chuyên dụng và chất liệu độn vào trong. Vật liệu độn là dạng chất mềm dẻo thân thiện, an toàn, có khả năng tương thích với cơ thể rất tốt. Chúng có dạng dẹt, độ dày khác nhau tùy theo mức độ cần làm đầy. Được thiết kế sao cho vừa vặn với vùng thái dương của từng người mà vẫn tự nhiên, kín đáo nhất.

Độn thái dương

Độn thái dương là tiểu phẫu đơn giản, bác sĩ chỉ cần rạch một đường mảnh gần thái dương. Sau đó bóc tách da và đưa silicon vào bên trong. Vết thương sau đó sẽ được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ. Do tóc che phủ nên sẹo mổ sẽ không bị lộ và đường khâu thẩm mỹ sẽ làm mất hết dấu tích của phẫu thuật sau khi liền.

2. Độn thái dương có nguy hiểm không?

Hiện nay, có nhiều người vẫn thắc mắc không biết là độn thái dương có nguy hiểm không? Thực tế thì so với các phương pháp làm đầy thái dương truyền thống như: Tiêm filler, cấy mỡ tự thân.

Độn thái dương bằng chất liệu sẽ mang đến cho bạn cảm giác mềm mại tương tự với phần tổ chức thật trên khuôn mặt; sở hữu vĩnh viễn và cực kì an toàn. Kỹ thuật này được thực hiện dưới lớp sâu, cách xa phần dây thần kinh và mạch máu. Nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn.

>> Mời bạn xem thêm: Tiêm Filler là gì ? Tác dụng của tiêm Filler trong thẩm mỹ

3. Những người nên thực hiện độn thái dương

Độn thái dương là kĩ thuật phổ biến và có thể thực hiện cho nhiều đối tượng như:

  • Thái dương bị lõm sâu do lão hoá;
  • Thái dương bị hóp bẩm sinh;
  • Người sở hữu gương mặt hình trái lê cần được khắc phục;
  • Da vùng thái dương chùng nhão, nhăn.
  • Ngoài ra, những người đã thực hiện độn trán cũng có thể áp dụng thêm thêm phương pháp làm đầy thái dương để tạo nên vầng trán đẹp toàn diện hơn.

4. Các trường hợp không nên độn thái dương

Độn thái dương là phương pháp làm đẹp khá đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phương pháp này không được chỉ định cho những trường hợp sau:

4.1 Chống chỉ định đối với độn thái dương bằng tiêm filler:

  • Người bị rối loạn đông máu
  • Người dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người có làn da nhạy cảm, dễ hình thành sẹo lồi hoặc đang mắc các bệnh da liễu như mụn bọc, chàm, phát ban, mề đay,…

4.2 Chống chỉ định đối với độn thái dương bằng phẫu thuật đặt silicon:

  • Tiền sử dị ứng với silicon
  • Rối loạn đông máu
  • Đang bị nhiễm trùng
  • Người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người mắc các bệnh lý tim mạch
  • Người có tiền sử dị ứng thuốc gây mê, gây tê

4.3 Chống chỉ định đối với độn thái dương bằng tiêm mỡ tự thân:

  • Người cao tuổi, người chưa đủ 18 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người bị tiểu đường, cao huyết áp
  • Người bị rối loạn đông máu
  • Người đang mắc các bệnh truyền nhiễm

>> Mời bạn xem thêm: Tiêm Botox Là Gì? Có An Toàn Không? Giá Bao Nhiêu

5. Quy trình thực hiện độn thái dương

Độn thái dương là giải pháp làm đẹp tương đối đơn giản. Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

Quy trình thực hiện độn thái dương

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Khách hàng có nhu cầu độn thái dương sẽ được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và đánh giá khuyết điểm ở vùng thái dương. Tùy theo khuôn mặt và nhu cầu của từng khách hàng, bác sĩ có thể tư vấn độn thái dương bằng tiêm filler, tiêm mỡ tự thân hoặc phẫu thuật đặt miếng silicon nhân tạo.

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm tổng quát

Trước khi tiến hành độn thái dương, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm tổng quát. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi khách hàng đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe. Đối với những trường hợp có nguy cơ, bác sĩ có thể dời ngày thực hiện hoặc tư vấn giải pháp thay thế trong trường hợp cần thiết.

Bước 3: Thực hiện độn thái dương

Tùy theo phương pháp khách hàng lựa chọn, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm filler, cấy mỡ tự thân hoặc phẫu thuật đặt miếng silicon để làm đầy thái dương, căng da mặt và làm mờ nếp nhăn ở đuôi mắt. Thời gian thực hiện có thể dao động khoảng 10 – 60 phút tùy theo phương pháp.

Bước 4: Kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn cách chăm sóc

Sau khi thực hiện, khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn cách chăm sóc để vết mổ nhanh lành và giúp vùng thái dương trở nên đầy đặn, cân đối với cấu trúc của khuôn mặt.

Bước 5: Tái khám theo lịch hẹn

Để đảm bảo an toàn, khách hàng cần quay lại bệnh viện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

>> Bạn có thể tham khảo: Nâng Mông Bằng Mỡ Tự Thân Là Gì? Có An Toàn Không? Giá Bao Nhiêu

6. Cách chăm sóc sau khi độn thái dương

Chăm sóc sau khi độn thái dương có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả thẩm mỹ. Chăm sóc đúng cách giúp vùng thái dương trở nên cân đối và hài hòa. Ngược lại, chăm sóc sai cách có thể khiến vết mổ viêm nhiễm, hoại tử và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp.

Nên dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ

Vì vậy sau khi độn thái dương, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ:

  • Tránh để vết tiêm và vết mổ tiếp xúc với nước trong 1 tuần đầu tiên. Đồng thời cần vệ sinh vết mổ và vết tiêm bằng dung dịch sát trùng theo hướng dẫn.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định (nếu có).
  • Có thể dùng túi chườm xung quanh vùng thái dương để giảm sưng đau. Trong trường hợp đau nhiều, bạn có thể dùng thuốc giảm đau và chống viêm để cải thiện.
  • Nên nằm ngửa để tránh tỳ đè lên vùng thái dương.
  • Tránh các loại thực phẩm và thức uống dễ gây sẹo, thâm và ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi vết mổ như rau muống, thịt bò, gà, hải sản, đồ nếp, cà phê, rượu bia,…
  • Nghỉ ngơi tại nhà trong 1 – 3 ngày đầu tiên nếu độn thái dương bằng tiêm filler và tiêm mỡ tự thân. Trường hợp độn thái dương bằng miếng silicon, nên nghỉ ngơi trong ít nhất 5 – 7 ngày.
  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng trong 1 tháng sau khi độn thái dương và cần hạn chế tối đa các tác động mạnh lên vùng mặt.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, đau đầu, buồn nôn, vết thương ứ mủ, lở loét,…

7. Tác hại của độn thái dương

  • Độn thái dương có thể gây tụ dịch, nhiễm trùng, ứ máu đông ở vùng thái dương
  • Ứ đọng cục máu đông ở thái dương
  • Nhiễm trùng
  • Hai bên thái dương không đều nhau, mất cân đối và hài hòa
  • Tụ dịch
  • Tổn thương dây thần kinh số VII
  • Chảy máu kéo dài

8. Độn thái dương hết bao nhiêu tiền?

Chi phí thực hiện tùy thuộc cụ thể vào từng phương pháp và một số yếu tố khách quan như cơ sở thực hiện, tay nghề của bác sĩ, chất liệu silicon, loại filler,…

Theo khảo sát, chi phí có thể dao động từ 25 – 30.000.000 đồng/ đối với phẫu thuật đặt miếng silicon. 20 – 25.000.000 đồng/ đối với phương pháp cấy mỡ tự thân. Nếu tiêm filler, mức giá có thể chênh lệch tùy vào độ lõm sâu của vùng thái dương. Trung bình, mỗi cc filler có giá dao động khoảng 350 – 600USD.

Lời kết

Độn thái dương là giải pháp dành cho những người có vùng thái dương hõm sâu, nhiều nếp nhăn và chùng nhão. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có thể lựa chọn được phương pháp làm đẹp phù hợp với khuyết điểm, cấu trúc khuôn mặt, nhu cầu và khả năng tài chính.

Làm Đẹp
Làm Đẹphttps://webgiadinh.vn/lam-dep/
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT