Cua mặt quỷ là một loài cua biển có tên khoa học Zosimus aeneus. Cua mặt quỷ thường trú ngụ dưới rạn san hô, có đặc điểm nhận biết bên ngoài khá tương đồng với màu san hô biển nên rất khó nhận ra. Nó là một loài cua có độc tố cao nhất trong các số loài cua biển.
Đã có rất nhiều những trường hợp ăn nhầm cua mặt quỷ mà ngộ độc dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần phải biết cách nhận biết cua mặt quỷ với các loại cua khác để tránh gặp những hệ quả không mong muốn.
MỤC LỤC
Cua mặt quỷ là loại cua gì? Cách nhận biết cua mặt quỷ?
Cua mặt quỷ là một trong những loài cua có độc sinh sống ở vùng biển nước ta. Loài cua này được tìm thấy ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Cua mặt quỷ thường ẩn mình ở các rạn cạn, vùng triều thấp. Chúng có màu gần với màu san hô nên khó để nhận diện.
Theo thông tin từ Viện Hải dương học Nha Trang; cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm; kích thước cua nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Trên mai của có nhiều u lồi dẹt và màu sắc bắt mắt không giống các loài cua biển thực phẩm.
Cua mặt quỷ sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng; nâu và vàng. Phần chân và càng cua này có màu nâu đen.
Cua mặt quỷ độc như thế nào?
Trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua mặt quỷ có chứa các chất độc Saxitonin; Neurotoxin và Tetrodotoxin – tương tự như chất độc có trong cá nóc. Chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn; chính là các loại tảo trong rạn san hô. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp; có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ 1 lượng rất nhỏ.
Điều đáng nói là cho đến nay vẫn chưa có thuốc giải độc cho độc tố Saxitonin có trong cua mặt quỷ. Ngoài ra, trong cua mặt quỷ còn chứa một số chất độc thần kinh khác như neurotoxin, tetrodotoxin.
Biểu hiện trúng độc của cua mặt quỷ
Một số biểu hiện bạn cần nhận biết để nhỡ may trúng độc của cua mặt quỷ thì còn kịp thời xử lý. Người ăn phải thực phẩm chứa độc tố Tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác:
- Ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu.
- Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.
- Trường hợp nặng sẽ xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.
Ăn phải cua mặt quỷ thì phải làm sao?
Theo các chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang:
- Khi ăn phải cua mặt quỷ đầu tiên phải tìm mọi cách để nôn toàn bộ thịt cua đã ăn ra, uống thật nhiều nước để trung hoà chất độc của cua.
- Nên sử dụng bột than hoạt tính pha với nước để hút các chất độc của cua trong dạ dày.
- Đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.
- Để an toàn cho bản thân và gia đình tốt nhất bạn vẫn nên tránh ăn những con cua có hình thù, màu sắc lạ mắt khi chưa biết rõ về nó. Không thử khi thấy các con cua có hình dạng lạ mắt.
Lời kết
Trên đây là tất cả những chia sẻ của Web Gia đình cách nhận biết cua mặt quỷ và những độc tố của chúng. Để an toàn cho bản thân và gia đình tốt nhất bạn vẫn nên tránh ăn những con cua có hình thù, màu sắc lạ mắt khi chưa biết rõ về nó. Không thử khi thấy các con cua có hình dạng lạ mắt.
>>> Mời bạn xem thêm: Kombucha là gì? Lợi ích, cách nuôi Scoby và những lưu ý bạn cần biết
Nguồn tham khảo: Bachhoaxanh.com