Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Liên hệ đặt quảng cáo 0981481368

HomeChăm sóc sức khỏeBệnh & triệu chứngPhí Xét Nghiệm Covid -19 Là Bao Nhiêu? Xét Nghiệm Ở Đâu?...

Phí Xét Nghiệm Covid -19 Là Bao Nhiêu? Xét Nghiệm Ở Đâu? Và Bao Lâu Có Kết Quả?

5/5 - (4 bình chọn)

Hiện nay tình hình dịch bệnh đang lây lan rộng khắp cả nước và có diễn biến phức tạp. Và để có thể ngăn ngừa tình trạng dịch bệnh lây lan phức tạp, nhiều quận, huyện, tỉnh thành khác trên cả nước yêu cầu những người cư trú tại vùng dịch phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 khi muốn di chuyển.

Vậy xét nghiệm Covid-19 bao lâu có kết quả? Quy trình như thế nào hay những ai cần thực hiện,… là những vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay. Việc tìm hiểu thông tin liên quan sẽ giúp ích cho bản thân mỗi người trong việc phòng, chống dịch bệnh. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

1. Thực trạng về đại dịch Covid-19 hiện nay.

Covid-19 là đại dịch đầu tiên do virus corona chủng mới gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận; dù đã chạy đua với thời gian để nghiên cứu virus SARS-CoV-2 nhưng chúng ta vẫn còn nhiều điều chưa biết về chủng virus mới này. Covid-19 là cuộc khủng hoảng y tế ở tầm mức một trăm năm qua mới xảy ra một lần, những tác động của nó có thể sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa.

vi khuẩn covid-19
Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh. Người nhiễm virus có thể không xuất hiện triệu chứng của bệnh, do đó dễ dàng lây sang người khác. Covid-19 đẩy các hệ thống y tế hiện đại trên toàn cầu rơi vào tình trạng quá tải, khiến hàng triệu bác sĩ, nhân viên y tế bị mắc bệnh và phải phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ.

Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam số ca nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh chóng; số ca nhiễm lên đến 4 con số mỗi ngày. Số ca nhiễm được phát hiện tăng đột biến nhờ nước ta đẩy mạnh xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng bằng 2 phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh) và xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR. Nếu như test nhanh được triển khai tại nhiều bệnh viện, thì phương pháp Realtime RT-PCR chỉ được thực hiện tại một số cơ sở do Bộ Y tế cấp phép.

2. Những ai cần được xét nghiệm Covid-19?

Các đối tượng được ưu tiên xét nghiệm Realtime RT-PCR gồm:

  • Người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 (có dấu hiệu, triệu chứng) như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi, mất khứu giác.
  • Người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 (F1)
  • Những người nhập cảnh từ các nước có dịch Covid-19
  • Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị
  • Theo chỉ định của bác sĩ/cán bộ điều tra/cơ quan y tế
  • Trường hợp viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác
  • Người thường xuyên tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao nhiễm Covid-19 như: nhân viên bán hàng, người làm việc trong môi trường tập trung đông đúc, kín gió
  • Xét nghiệm giám sát trong cộng đồng nơi xuất hiện chùm ca bệnh

Nếu đang nằm trong vùng địa phương đang có dịch bạn cần liên hệ ngay đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm Covid-19 sớm; hoặc sử dụng dịch vụ xét nghiệm chủ động tại các nơi được Bộ Y tế cấp phép để chia sẻ gánh nặng đối với lực lượng chống dịch Covid-19.

3. Các phương pháp xét nghiệm Covid-19 phổ biến hiện nay

Xét nghiệm RT-PCR (Real-Time PCR) với kết quả mang tính khẳng định và xét nghiệm nhanh có ý nghĩa sàng lọc là 2 phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 hiện nay đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện, để hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong.

các phương pháp xét nghiệm
Có hai phương pháp xét nghiệm là RT-PCR (Real-Time PCR) và test nhanh Covid.

3.1. Xét nghiệm Covid-19 RT-PCR (Real-Time PCR)

Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể. Thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày; hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

Ngoài ra, những ngày đầu mới nhiễm; virus chưa nhân lên đủ lớn và chưa xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Khi ấy kết quả xét nghiệm có thể âm tính mặc dù cơ thể đã bị nhiễm. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 21 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể từ dương tính chuyển thành âm tính; đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.

Cũng cần nói thêm, xét nghiệm RT-PCR phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2. Theo đó, các cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo, tuân thủ đúng quy trình, giá thành hợp lý và đảm bảo thời gian trả kết quả.

3.3. Phương pháp test nhanh

Phương pháp test nhanh thường chỉ định cho các trường hợp sau 2 tuần bị phơi nhiễm, thời gian đủ để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh.

Nhưng nếu làm sớm trong 2 tuần đầu khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn âm tính mặc dù cơ thể đã nhiễm Covid-19. Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.

Ngoài ra, test nhanh còn để xác định xem cơ thể có kháng thể kháng lại virus chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 2 tuần bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn.

Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây (<7 ngày) và kháng thể chưa kịp hình thành.

4. Xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp test nhanh có chính xác không?

Phương pháp test nhanh nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với SARS-CoV-2, không phải phát hiện virus, dẫn đến trường hợp âm tính giả cao.

Test nhanh không phù hợp khi xét nghiệm sớm vì phần lớn âm tính. Kết quả âm tính cũng không phản ánh liệu người đó có virus trong cơ thể hay không. Không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả ÂM TÍNH, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả DƯƠNG TÍNH. Người nhận được kết quả âm tính test nhanh cho rằng không bị nhiễm virus, không còn mang virus, gây tâm lý chủ quan.

Do đó, tùy theo từng trường hợp để tiến hành dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 (Sars-Cov-2) phù hợp như:

  • Thứ nhất, là theo dõi kết quả điều trị ở những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 sau đó có xuất hiện kháng thể không? Có còn kháng thể không? Việc này quan trọng để điều chỉnh thuốc men, thay đổi phác đồ cho phù hợp.
  • Thứ hai, để điều tra dịch tễ học trong cộng đồng xem trước đó người dân vùng đó có bị nhiễm SARS-CoV-2 không? Việc này là cần thiết để biết được nguy cơ lây nhiễm ở địa phương sinh sống, đối tượng dân cư, mùa vụ,… từ đó xây dựng chiến lược phòng dịch.

5. Xét nghiệm Covid-19 bao lâu thì có kết quả?

  • Xét nghiệm Realtime RT-PCR có thể cho ra kết quả trong khoảng 4-6 giờ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, để trả kết quả thì trong vòng 1 ngày. Kết quả có thể giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển bệnh; cũng như đánh giá được hiệu quả trị liệu.
  • Test nhanh: được thực hiện nhanh chóng hơn với kết quả chỉ trong vòng 15-30 phút.

6. Các địa chỉ xét nghiệm Covid-19 hiện nay

xét nghiệm covid-19
Test nhanh được triển khai tại nhiều bệnh viện, Realtime RT-PCR chỉ được thực hiện tại một số cơ sở do Bộ Y tế cấp phép.

Tính đến 08/06/2021, đã có 147 đơn vị được cấp phép thực hiện chuẩn đoán và xét nghiệm nhanh Covid-19 trên phạm vi cả nước, bao gồm các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Các đơn vị này bao gồm:

6. 1. Xét nghiệm Covid-19 khu vực miền Nam (58 đơn vị)

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tpHCM
  • Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
  • Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
  • Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang

6.2. Xét nghiệm Covid-19 khu vực miền Bắc (65 đơn vị)

  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  • Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
  • Trường Đại học Y tế công cộng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  • Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
địa điểm xét nghiệm covid
Đã có 147 đơn vị được cấp phép thực hiện chuẩn đoán và xét nghiệm nhanh Covid-19 trên phạm vi cả nước.

6.3. Xét nghiệm Covid-19 khu vực miền Trung (20 đơn vị)

  • Viện Pasteur Nha Trang
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận
  • Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

6. 4. Xét nghiệm Covid-19 khu vưc Tây Nguyên (4 đơn vị)

  • Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông

7. Xét nghiệm Covid-19 có giá là bao nhiêu?

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: với mong muốn vừa phát triển kinh tế vừa bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 an toàn và hiệu quả; để tạo điều kiện cho người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam; những người có mong muốn được cấp Giấy xác nhận không dương tính với SARS-CoV-2; nhằm mục đích xuất cảnh đi lao động, học tập và công tác ở nước ngoài.

Hiện nay, tại một số bệnh viện công, giá dịch vụ xét nghiệm virus Sars-Cov-2 theo yêu cầu từ: 238.000 – 350.000 đồng/mẫu đối với test nhanh;734.000 đồng/mẫu đối với xét nghiệm sinh học phân tử PCR. Còn tại các bệnh viện tư nhân, xét nghiệm sinh học phân tử PCR có giá từ 1.5 – 4 triệu đồng/mẫu tùy bệnh viện.

8. Quy trình xét nghiệm Covid-19

Để đảm bảo độ nhạy và tính hiệu quả cao, toàn bộ quy trình thực hiện xét nghiệm Covid-19 được tiến hành theo tuần tự như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu xét nghiệm: là khâu trang bị bảo hộ đảm bảo theo nguyên tắc an toàn sinh học cho nhân viên y tế.
  • Bước 2: Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm đầy đủ theo yêu cầu và đúng kỹ thuật. Mẫu bệnh phẩm được lấy sẽ bao gồm dịch đường hô hấp trên và dưới.
quy trình xét nghiệm
Để đảm bảo độ nhạy và tính hiệu quả cao, quy trình xét nghiệm phải chuyên nghiệp và cẩn thận trong từng khâu.
  • Bước 3: Bảo quản mẫu sau khi đã lấy xong và cần phải vận chuyển đến phòng xét nghiệm; trong thời gian nhanh nhất có thể. Trước 48 giờ sau khi mẫu được lấy sẽ được bảo quản ở 2 – 8 độC. Sau 48 giờ, cần phải bảo quản mẫu ở -70 độ C.
  • Bước 4: Đóng gói mẫu bệnh phẩm đúng theo quy định và vận chuyển đến phòng thí nghiệm.
  • Bước 5: Tiến hành xét nghiệm kiểm tra mẫu bệnh phẩm để phát hiện Virus SARS-CoV-2 tại phòng thí nghiệm.

9. Xét nghiệm Covid-19 và những lưu ý bạn cần biết

Dưới đây là một số những lưu ý quạn trọng trước và sau khi xét nghiệm Covid.

9.1. Những đối tượng được miễn phí xét nghiệm Covid

Nhiều đối tượng khi xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra; có thể cảm thấy ngần ngại chi phí khám và xét nghiệm. Tuy nhiên, nhà nước và bảo hiểm y tế đã có công văn hỗ trợ chi phí xét nghiệm; và khám chữa bệnh cho những người nghi nhiễm Covid-19.

5 nhóm người thuộc diện áp dụng gồm:

  • Bệnh nhân điều trị nội trú.
  • Người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú.
  • Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh.
  • Người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại.
  • Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc các nhóm nêu trên.

9.2. Xét nghiệm Covid-19 lần 2 cách lần 1 bao lâu?

  • Đối với bệnh nhân sau xuất viện, tiếp tục cách ly 21 ngày, xét nghiệm 3 lần gồm: lần 1 vào ngày thứ 5-7; lần 2 ngày thứ 12-14; lần 3 ngày thứ 21 trong thời gian cách ly tại nhà.
  • Đối với người tiếp xúc gần với người nhiễm, người tái dương tính được cách ly tập trung. Xét nghiệm ít nhất 2 lần ngay khi cách ly (ngày thứ 1); lần 2 trước khi hoàn thành thời gian cách ly (ngày thứ 21). Lấy mẫu ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.
  • Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn ngày, thực hiện cách ly được cấp phép di chuyển theo lịch trình đã khai báo. Xét nghiệm lần 1 ít nhất 3 lần vào ngày đầu; lấy mẫu 2 ngày/ lần trong thời gian lưu trú tại Việt Nam và trước khi rời khỏi Việt Nam 1 ngày; đồng thời lấy mẫu khi có triệu chứng nghi ngờ.
tình hình dịch bệnh căng thẳng
Tình hình dịch bệch Covid-19 trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng hiện nay ngày một phức tạp.
  • Riêng người nhập cảnh làm việc trên 21 ngày sẽ cách ly tập trung; xét nghiệm lần 1 ngay khi về nơi cách ly tập trung; lần 2 vào ngày thứ 14 và lần 3 vào ngày 20.

9.3. Những việc cần làm sau khi có kết quả xét nghiệm

  • Nếu kết quả dương tính: Lực lượng y tế địa phương sẽ thông báo cho bạn, lập tức bạn được đưa ngay đến cơ sở y tế điều trị. Đồng thời, bạn cần khai báo đầy đủ thông tin về lịch trình di chuyển, lịch sử tiếp xúc với người khác trong vòng 14 ngày trước khi xét nghiệm dương tính với cán bộ điều tra để thực hiện các biện pháp phòng dịch đúng theo quy định.
  • Nếu kết quả âm tính: Bạn được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lần đầu tiên không đủ khả năng kết luận bạn không nhiễm bệnh, bạn vẫn có khả năng sẽ nhiễm nên cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19 (tự cách ly 14 ngày). Nếu có các triệu chứng nghi ngờ (mệt, sốt, ho, khó thở) nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được chỉ định làm các xét nghiệm lại.

9.4. Xét nghiệm Covid-19 có được thanh toán bảo hiểm không?

Công văn số 1537/ BHXH-CSYT ngày 2-6-2021 của BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn cụ thể về các đối tượng được BHYT chi trả phí xét nghiệm Covid-19. Theo đó, đối tượng được thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ BHYT như sau:

  • Các trường hợp đến khám và người bệnh điều trị nội trú có biểu hiện nghi ngờ được cơ sở KCB BHYT chỉ định thực hiện xét nghiệm và điều trị Covid-19, cụ thể:
    – Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác.
    – Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
  • Trường hợp xét nghiệm Covid-19 dương tính, người bệnh áp dụng biện pháp các ly y tế: thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT theo Mục 1 Công văn 3100/BYT-BH ngày 20/4/2021.
  • Trường hợp xét nghiệm Covid-19 âm tính: thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT theo Mục 6 Công văn 3100/BYT-BH ngày 20/4/2021.

9.5. Có nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm không?

Đối với xét nghiệm Realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên hiện nay không yêu cầu nhịn ăn sáng. Riêng xét nghiệm kháng thể huyết thanh có thể được yêu cầu nhịn ăn sáng trước giờ lấy mẫu. Đây là xét nghiệm không có giá trị sàng lọc; chẩn đoán Covid-19 nhưng rất quan trọng khi sử dụng trong cộng đồng; để hiểu được sự phát tán của virus gây bệnh.

bệnh nhân covid-19
Xét nghiệm Realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên hiện nay không yêu cầu nhịn ăn sáng.

Người lấy mẫu xét nghiệm kháng thể huyết thanh thường được dặn nhịn ăn trước 4-6 giờ lấy mẫu. Lý do cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu vì nếu ăn uống trước khi lấy máu xét nghiệm; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose; ruột sẽ hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.

9.6. Xét nghiệm Covid-19 có đau không?

Đối với người trưởng thành, việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 khá đơn giản; dễ thực hiện, nhưng có thể gây đau tại vị trí lấy mẫu. Việc lấy mẫu này sẽ gặp một ít khó khăn đối với trẻ nhỏ do tâm lý sợ hãi. Vì thế để lấy mẫu thuận lợi, bố mẹ, hoặc nhân viên y tế lấy mẫu cần: trấn an tâm lý cho trẻ nhỏ trước, trong và sau khi lấy mẫu xét nghiệm.

Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Bộ Y tế, việc lấy mẫu xét nghiệm Realtime RT-PCR sẽ ưu tiên lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu; dịch họng trường hợp không lấy được thì tiến hành lấy các loại mẫu khác theo Hướng dẫn. Các bác sĩ được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ; sẽ dùng tăm bông chuyên dụng để đưa vào mũi; họng người cần xét nghiệm với độ sâu nhất định nhằm lấy mẫu.

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin mà Web Gia Đình chia sẻ về xét nghiệm Covid-19 mà gần đây các bạn đọc quan tâm nhiều. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này mọi người sẽ có được câu trả lời chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Bí Kíp Giúp Giữ Lửa Hạnh Phúc Gia Đình Trong Dịch Covid-19

Web Gia Đình
Web Gia Đìnhhttps://webgiadinh.vn
Webgiadinh.vn - Kho tàng kiến thức, giúp mọi người học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, gia đình. Webgiadinh.vn mang sứ mệnh nâng cao giá trị cuộc sống!

Web Gia Đình có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Tâm Sự Cuộc Sống Gia Đình - Webgiadinh.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT